Hành trình tình nguyện đáng nhớ tại Côn Đảo: 12 ngày theo dấu bầy rùa biển
Từ tháng 4 đến tháng 10 hằng năm, Côn Đảo đón các tình nguyện viên tham gia chương trình bảo tồn rùa biển, do Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN) phối hợp tổ chức. Họ sống cùng kiểm lâm trên các hòn đảo biệt lập, hỗ trợ tuần tra ban đêm, di dời trứng và thả rùa con về biển.
>
là loài quý hiếm đã được đưa vào. Nhằm bảo vệ loài sinh vật này, nhiều chương trình đã được triển khai tại các và khu bảo tồn.
Tại , chương trình do Vườn quốc gia Côn Đảo phối hợp cùng Liên minh Quốc tế Bảo tồn và Tài nguyên Thiên nhiên () tổ chức hằng năm, thu hút hàng nghìn đơn đăng ký từ người trẻ yêu thiên nhiên.

Ảnh: IUCN Vietnam Sea turtle Volunteer.
Hòn Bảy Cạnh là nơi có số lượng rùa lên đẻ cao nhất tại Côn Đảo, chiếm khoảng 80%. Mùa sinh sản của rùa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10. Trong đó, thời điểm cao nhất rơi vào tháng 6 đến tháng 9. Mỗi đêm, khu vực Hòn Bảy Cạnh chỉ tiếp nhận tối đa 50 người lưu trú. Mỗi nhóm quan sát rùa được giới hạn không quá 10 người để đảm bảo môi trường sinh sản tự nhiên.

Mỗi chuyến đi kéo dài khoảng 12 ngày. Trong các tháng 7 và 8, tình trạng biển động thường xảy ra, gây ảnh hưởng đến lịch trình về lại đất liền. Người tham gia cần chủ động thời gian dự phòng để tránh bị kẹt trên đảo.
Phương tiện di chuyển đến Côn Đảo gồm máy bay và . Với người ở miền Bắc, hành khách phải bay vào TP HCM hoặc Cần Thơ rồi nối chuyến hoặc bay thẳng. Người ở miền Nam có thể đi tàu cao tốc từ Vũng Tàu, Cần Thơ hoặc Sóc Trăng.
sẽ được phân công đến các hòn khác nhau tùy theo từng đợt. Hòn Bảy Cạnh là nơi có nhiều rùa lên đẻ nhất, song cũng là nơi điều kiện sinh hoạt khắc nghiệt nhất. Hòn Cau có phong cảnh đẹp, nguồn nước ngọt dồi dào. Bãi Dương là điểm có điều kiện vật chất tốt nhất nhưng lượng rùa lên ít hơn. Một số đợt đặc biệt có thể được phân công đến Hòn Tre hoặc Hòn Tài.

Một chuyến đi tình nguyện thú vị và thử thách. Ảnh: IUCN Vietnam Sea turtle Volunteer.
Tại các hòn, tình nguyện viên sống cùng cán bộ và tự chuẩn bị thực phẩm. Trước khi ra đảo, các nhóm sẽ mua thức ăn đủ dùng trong 3 đến 10 ngày, tùy theo thời tiết. Nước sinh hoạt chủ yếu là nước mưa dự trữ, ngoại trừ Hòn Cau có giếng nước. Điện được cung cấp từ hệ thống năng lượng Mặt Trời. Nếu mưa kéo dài, sẽ có lúc không có điện. Sóng điện thoại hiện tại đã có tại một số hòn như Bảy Cạnh và Bãi Dương.

Những bữa ăn tự chuẩn bị. Ảnh: Mai Quý
Người tham gia cần chuẩn bị hành lý gọn nhẹ. Quần áo nên chọn loại mau khô, mang theo túi ngủ, giày đi biển, mũ, thuốc cá nhân và đèn pin ánh sáng đỏ. Những ai được phân đến Bảy Cạnh cần đặc biệt mang theo thuốc xịt côn trùng mạnh.

Ánh sáng đỏ giúp con người quan sát tốt hơn, tránh ảnh hưởng tới rùa biển. Ảnh: Nhu Phan
Công việc tình nguyện bao gồm tuần tra bãi đẻ vào ban đêm hoặc sáng sớm, thu gom trứng và đưa về hồ ấp. Ban ngày, tình nguyện viên sẽ thả rùa con về biển, hỗ trợ nếu có. Ngoài ra, các nhóm còn đảm nhận dọn dẹp hồ ấp, vệ sinh trạm kiểm lâm, sửa chữa công trình, trồng cây, nấu ăn và các hoạt động khác.

Hồ ấp trứng sau khi trứng được di dời từ bãi đẻ của rùa mẹ. Ảnh: Trần Phúc Minh Duyên
Chương trình tình nguyện rùa biển tại Côn Đảo không chỉ là hành trình khám phá thiên nhiên mà còn là cơ hội trải nghiệm, cống hiến và rèn luyện bản thân mà ai đã trải qua rồi sẽ nhớ mãi không quên.
Cơn sốt chụp ảnh film trở lại: Giới trẻ chọn "sống chậm để thấy mình rõ hơn"
Tween 2K12 đam mê lịch sử, muốn quảng bá hình ảnh Việt Nam đi khắp thế giới
Nhiều trường Đại học tổ chức lễ xuất quân Chiến dịch Mùa Hè Xanh năm 2025
