Hà Tĩnh: Đánh thức 'hòn ngọc xanh' bên dãy Trường Sơn

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành quyết định phê duyệt Đề án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại Vườn Quốc gia Vũ Quang giai đoạn 2025-2030 với mục tiêu bảo tồn thiên nhiên gắn với sinh kế bền vững cho cộng đồng.

Đề án được ban hành nhằm khai thác các tiềm năng tự nhiên về cảnh quan, môi trường, đa dạng sinh học và sự đa dạng của các hệ sinh thái rừng, di tích lịch sử văn hóa... để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo hướng phát triển bền vững.

Đề án được ban hành nhằm khai thác các tiềm năng tự nhiên về cảnh quan, môi trường, đa dạng sinh học và sự đa dạng của các hệ sinh thái rừng, di tích lịch sử văn hóa... để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo hướng phát triển bền vững.

Tổng mức đầu tư thực hiện Đề án là hơn 672 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn xã hội hóa chiếm hơn 97%. Việc triển khai được thực hiện thông qua các hình thức: tự tổ chức, hợp tác, liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng theo đúng quy định của Luật Lâm nghiệp và Nghị định số 91/2024/NĐ-CP. Các hạng mục xây dựng sẽ tuân thủ nghiêm ngặt về môi trường, bảo tồn rừng và văn hóa bản địa.

Tổng mức đầu tư thực hiện Đề án là hơn 672 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn xã hội hóa chiếm hơn 97%. Việc triển khai được thực hiện thông qua các hình thức: tự tổ chức, hợp tác, liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng theo đúng quy định của Luật Lâm nghiệp và Nghị định số 91/2024/NĐ-CP. Các hạng mục xây dựng sẽ tuân thủ nghiêm ngặt về môi trường, bảo tồn rừng và văn hóa bản địa.

Đây cũng là cơ sở pháp lý để thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư nhằm tạo nguồn lực cho xây dựng và phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại Vườn quốc gia Vũ Quang. Đồng thời tạo điều kiện để người dân địa phương tham gia các loại hình du lịch, thông qua đó tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất cho người dân địa phương.

Đây cũng là cơ sở pháp lý để thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư nhằm tạo nguồn lực cho xây dựng và phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại Vườn quốc gia Vũ Quang. Đồng thời tạo điều kiện để người dân địa phương tham gia các loại hình du lịch, thông qua đó tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất cho người dân địa phương.

Điểm đặc biệt của mô hình này là gắn kết người dân địa phương vào chuỗi giá trị du lịch. Dự kiến có khoảng 500 lao động sẽ được tạo việc làm ổn định, trong đó 100 lao động trực tiếp và 400 lao động gián tiếp. Người dân bản địa sẽ được đào tạo kỹ năng du lịch, phục vụ, hướng dẫn viên, chế biến ẩm thực, làm đồ lưu niệm, tổ chức hoạt động văn hóa cộng đồng… góp phần cải thiện thu nhập và nâng cao đời sống.

Điểm đặc biệt của mô hình này là gắn kết người dân địa phương vào chuỗi giá trị du lịch. Dự kiến có khoảng 500 lao động sẽ được tạo việc làm ổn định, trong đó 100 lao động trực tiếp và 400 lao động gián tiếp. Người dân bản địa sẽ được đào tạo kỹ năng du lịch, phục vụ, hướng dẫn viên, chế biến ẩm thực, làm đồ lưu niệm, tổ chức hoạt động văn hóa cộng đồng… góp phần cải thiện thu nhập và nâng cao đời sống.

Theo đề án, Vườn Quốc gia Vũ Quang sẽ là đơn vị trực tiếp tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển du lịch. Đến năm 2030, dự kiến khu vực này sẽ thu hút ít nhất 15.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm 8%, tỷ lệ lưu trú đạt 30% và doanh thu từ du lịch đạt tối thiểu 20 tỷ đồng.

Theo đề án, Vườn Quốc gia Vũ Quang sẽ là đơn vị trực tiếp tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển du lịch. Đến năm 2030, dự kiến khu vực này sẽ thu hút ít nhất 15.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm 8%, tỷ lệ lưu trú đạt 30% và doanh thu từ du lịch đạt tối thiểu 20 tỷ đồng.

Hoạt động giám sát thực hiện Đề án sẽ được Ban Quản lý Vườn quốc gia Vũ Quang phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành và địa phương, bảo đảm các tiêu chí về du lịch sinh thái bền vững, đúng pháp luật, hiệu quả về kinh tế, đồng thời không ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng khu vực biên giới.

Hoạt động giám sát thực hiện Đề án sẽ được Ban Quản lý Vườn quốc gia Vũ Quang phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành và địa phương, bảo đảm các tiêu chí về du lịch sinh thái bền vững, đúng pháp luật, hiệu quả về kinh tế, đồng thời không ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng khu vực biên giới.

Với tổng diện tích hơn 57.000ha rừng và đất lâm nghiệp, Vườn Quốc gia Vũ Quang được đánh giá là một trong những khu vực có mức độ đa dạng sinh học cao bậc nhất khu vực.

Với tổng diện tích hơn 57.000ha rừng và đất lâm nghiệp, Vườn Quốc gia Vũ Quang được đánh giá là một trong những khu vực có mức độ đa dạng sinh học cao bậc nhất khu vực.

Vườn có hệ thực vật phong phú và đa dạng với sự có mặt của 1.616 loài thực vật có ích; lâm sản ngoài gỗ gồm 13 nhóm trong tổng số 1.823 loài được ghi nhận tại khu vực, thuộc 202 họ thực vật bậc cao có mạch. Một số các loài cây gỗ quý kích thước lớn như pơmu, du sam núi đất, lim xanh, hoàng đàn giả, sồi ba cạnh, sấu và một số loài cây quý hiếm khác.

Vườn có hệ thực vật phong phú và đa dạng với sự có mặt của 1.616 loài thực vật có ích; lâm sản ngoài gỗ gồm 13 nhóm trong tổng số 1.823 loài được ghi nhận tại khu vực, thuộc 202 họ thực vật bậc cao có mạch. Một số các loài cây gỗ quý kích thước lớn như pơmu, du sam núi đất, lim xanh, hoàng đàn giả, sồi ba cạnh, sấu và một số loài cây quý hiếm khác.

Hệ động vật gồm 6 lớp (thú, chim, bò sát, ếch nhái, cá và côn trùng) bao gồm: lớp thú: 94 loài thuộc 27 họ, 11 bộ; lớp chim: 315 loài thuộc 50 họ, 15 bộ; lớp cá: 88 loài thuộc 21 họ, 9 bộ; lớp bò sát: 58 loài thuộc 15 họ, 2 bộ; lưỡng cư: 33 loài thuộc 6 họ, 1 bộ; lớp bướm: 316 loài thuộc 10 họ, 1 bộ.

Hệ động vật gồm 6 lớp (thú, chim, bò sát, ếch nhái, cá và côn trùng) bao gồm: lớp thú: 94 loài thuộc 27 họ, 11 bộ; lớp chim: 315 loài thuộc 50 họ, 15 bộ; lớp cá: 88 loài thuộc 21 họ, 9 bộ; lớp bò sát: 58 loài thuộc 15 họ, 2 bộ; lưỡng cư: 33 loài thuộc 6 họ, 1 bộ; lớp bướm: 316 loài thuộc 10 họ, 1 bộ.

Một số loài nguy cấp quý hiếm, đặc hữu của dãy Trường Sơn như: sao la, mang lớn, chà vá chân nâu, vượn đen má trắng, thỏ vằn Trường Sơn, gấu chó...

Một số loài nguy cấp quý hiếm, đặc hữu của dãy Trường Sơn như: sao la, mang lớn, chà vá chân nâu, vượn đen má trắng, thỏ vằn Trường Sơn, gấu chó...

Vườn Quốc gia Vũ Quang sở hữu mạng lưới núi non, thung lũng và sông suối đan xen, nổi bật nhất là đỉnh Rào Cỏ cao 2.286m so với mực nước biển.

Vườn Quốc gia Vũ Quang sở hữu mạng lưới núi non, thung lũng và sông suối đan xen, nổi bật nhất là đỉnh Rào Cỏ cao 2.286m so với mực nước biển.

Đặc biệt tại đây có hồ thủy lợi Ngàn Trươi, hồ thủy lợi Đá Hàn với hàng chục hòn đảo lớn nhỏ khác nhau, tạo nên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ. Đây là tiềm năng lớn để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

Đặc biệt tại đây có hồ thủy lợi Ngàn Trươi, hồ thủy lợi Đá Hàn với hàng chục hòn đảo lớn nhỏ khác nhau, tạo nên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ. Đây là tiềm năng lớn để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

Khu vực này còn có nhiều danh thắng nguyên sơ như thác Thang Đày, đảo Đá Bàn, hồ Ngàn Trươi, hồ Đá Hàn… tạo điều kiện lý tưởng để phát triển các loại hình du lịch như dã ngoại, nghỉ dưỡng, khám phá mạo hiểm, nghiên cứu khoa học, du lịch tâm linh và du lịch trải nghiệm.

Khu vực này còn có nhiều danh thắng nguyên sơ như thác Thang Đày, đảo Đá Bàn, hồ Ngàn Trươi, hồ Đá Hàn… tạo điều kiện lý tưởng để phát triển các loại hình du lịch như dã ngoại, nghỉ dưỡng, khám phá mạo hiểm, nghiên cứu khoa học, du lịch tâm linh và du lịch trải nghiệm.

Không chỉ là "kho tàng sống" về đa dạng sinh học, Vũ Quang còn là vùng đất giàu giá trị lịch sử, gắn với tên tuổi cụ Phan Đình Phùng – người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nổi tiếng chống Pháp cuối thế kỷ XIX. Thành căn cứ của nghĩa quân và rừng sấu cổ thụ vẫn còn được lưu giữ, trở thành điểm nhấn lịch sử trong hành trình khám phá của du khách.

Không chỉ là "kho tàng sống" về đa dạng sinh học, Vũ Quang còn là vùng đất giàu giá trị lịch sử, gắn với tên tuổi cụ Phan Đình Phùng – người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nổi tiếng chống Pháp cuối thế kỷ XIX. Thành căn cứ của nghĩa quân và rừng sấu cổ thụ vẫn còn được lưu giữ, trở thành điểm nhấn lịch sử trong hành trình khám phá của du khách.

Trao đổi với Đại đoàn kết, ông Nguyễn Sang Trang, Trưởng phòng Giáo dục môi trường và dịch vụ du lịch, Vườn quốc gia Vũ Quang cho biết, trung bình mỗi năm có 3.000-4.000 du khách về đây tham quan, vui chơi. Vườn có rất nhiều lợi thế để phát triển các dịch vụ du lịch như dã ngoại, du lịch sinh thái, tham quan nghiên cứu khoa học, tham quan các di tích lịch sử, du lịch mạo hiểm, thám hiểm kết hợp leo núi…

Trao đổi với Đại đoàn kết, ông Nguyễn Sang Trang, Trưởng phòng Giáo dục môi trường và dịch vụ du lịch, Vườn quốc gia Vũ Quang cho biết, trung bình mỗi năm có 3.000-4.000 du khách về đây tham quan, vui chơi. Vườn có rất nhiều lợi thế để phát triển các dịch vụ du lịch như dã ngoại, du lịch sinh thái, tham quan nghiên cứu khoa học, tham quan các di tích lịch sử, du lịch mạo hiểm, thám hiểm kết hợp leo núi…

"Đề án đã được tỉnh phê duyệt và là cơ sở để mời gọi đầu tư. Khi có nhà đầu tư quan tâm, họ sẽ lựa chọn các điểm, tuyến phù hợp để đề xuất dự án cụ thể. Phương án khả thi nhất hiện nay vẫn là kêu gọi đầu tư theo hình thức liên kết, cho thuê môi trường rừng. Trong đề án đã xác định rõ từng khu vực, tuyến cụ thể. Giai đoạn đầu, trung tâm dịch vụ du lịch sẽ được đặt tại trụ sở Ban quản lý vườn, tận dụng cơ sở vật chất hiện có như nhà đón tiếp, trạm dừng chân…", ông Nguyễn Sang Trang thông tin.

"Đề án đã được tỉnh phê duyệt và là cơ sở để mời gọi đầu tư. Khi có nhà đầu tư quan tâm, họ sẽ lựa chọn các điểm, tuyến phù hợp để đề xuất dự án cụ thể. Phương án khả thi nhất hiện nay vẫn là kêu gọi đầu tư theo hình thức liên kết, cho thuê môi trường rừng. Trong đề án đã xác định rõ từng khu vực, tuyến cụ thể. Giai đoạn đầu, trung tâm dịch vụ du lịch sẽ được đặt tại trụ sở Ban quản lý vườn, tận dụng cơ sở vật chất hiện có như nhà đón tiếp, trạm dừng chân…", ông Nguyễn Sang Trang thông tin.

Cẩm Kỳ - Sang Trang

Nguồn Đại Đoàn Kết: https://daidoanket.vn/ha-tinh-danh-thuc-hon-ngoc-xanh-ben-day-truong-son-10309531.html
Zalo