GS.TS Nguyễn Thiện Nhân: 'Hãy tận dụng công nghệ hiện đại để gìn giữ hạnh phúc gia đình '

Theo GS.TS Nguyễn Thiện Nhân, thay vì 'đối đầu' hãy tận dụng công nghệ hiện đại để để dành quỹ thời gian cho gia đình nhiều hơn nhằm gìn giữ hạnh phúc gia đình.

Sáng 4-7, báo Người Lao Động đã tổ chức buổi tọa đàm Điểm tựa gia đình giữa những biến động của thời đại và trao giải cuộc thi viết Lòng tốt quanh ta lần 2 tại TP.HCM.

 Toàn cảnh buổi tọa đàm

Toàn cảnh buổi tọa đàm

Gia đình là điểm tựa đặc biệt khó thay thế

Bắt đầu buổi tọa đàm ông Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập báo Người Lao Động đã đặt câu hỏi: "Gia đình đóng vai trò như thế nào đối với sự nghiệp của mỗi người?".

 GS.TS Nguyễn Thiện Nhân, Nguyên Bí Thư Thành Ủy TP.HCM phát biểu

GS.TS Nguyễn Thiện Nhân, Nguyên Bí Thư Thành Ủy TP.HCM phát biểu

Tham dự tọa đàm, GS.TS Nguyễn Thiện Nhân, Nguyên Bí Thư Thành Ủy TP.HCM đã có dịp ôn lại những kỷ niệm mà bản thân trải qua. Ông cảm nhận được sự hi sinh của mẹ, của vợ và khẳng định nếu như không có những điều đó thì ông đã không thể vượt qua được khó khăn, thành công như hôm nay.

TS Phạm Thị Thúy, chuyên viên tham vấn tâm lý (hiện đang công tác tại Học viện Hành chính Quốc gia TP.HCM) nhận định mình có được ngày hôm nay là nhờ gia đình.

 Ông Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập báo Người Lao Động, nhận định gia đình là điểm tựa đặc biệt không có gì có thể thay thế trong hành trình sinh ra và trưởng thành của mỗi người

Ông Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập báo Người Lao Động, nhận định gia đình là điểm tựa đặc biệt không có gì có thể thay thế trong hành trình sinh ra và trưởng thành của mỗi người

"Gia đình là tài sản vô giá, bất cứ hoàn cảnh nào khi thành công thất bại điều chúng ta nhớ đến đầu tiên vẫn là gia đình, vì vậy buổi tọa đàm diễn ra với mong muốn góp chút gì đó cho sự nghiệp chung.

Chuyển đổi số, phát triển kinh tế là rất cần thiết nhưng tất cả những điều đó sẽ thành vô nghĩa nếu như không có gia đình" – ông Tô Đình Tuân nhấn mạnh.

 TS Võ Văn Nam, Chuyên gia tư vấn, tham vấn, chăm sóc tinh thần, nguyên trưởng khoa Tâm lý Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm TP HCM cũng nhấn mạnh về vai trò, vị trí của gia đình đối với từng cá nhân, đời sống đã được nói rất nhiều và có thể đúc kết thành 6 điểm đáng lưu ý.

TS Võ Văn Nam, Chuyên gia tư vấn, tham vấn, chăm sóc tinh thần, nguyên trưởng khoa Tâm lý Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm TP HCM cũng nhấn mạnh về vai trò, vị trí của gia đình đối với từng cá nhân, đời sống đã được nói rất nhiều và có thể đúc kết thành 6 điểm đáng lưu ý.

"Gia đình là nơi mỗi người được sinh ra nuôi dưỡng, bảo bọc để trưởng thành. Là chốn mà mỗi thành viên đi về hằng ngày, thường xuyên kéo dài trong suốt cuộc đời.

Đây cũng là nơi mỗi người được yêu thương vô điều kiện và là nơi mỗi người được thể hiện tình yêu thương vô điều kiện với các thành viên còn lại.

Gia đình là nơi mỗi thành viên tự bộc lộ tình yêu một cách tự do, thoải mái nhất và cũng là nơi xây dựng nền tảng nhân cách của mỗi cá nhân nhất là con cái. Nó là viên gạch đầu tiên xây dựng nên tòa nhà nhân cách cũng là thành lũy cuối cùng bảo vệ nhân cách của các con.

Cuối cùng gia đình là trường học đầu đời của mỗi con người, ở đó cha mẹ là những người thầy đầu tiên" – TS Võ Văn Nam bày tỏ.

Để gia đình bền vững trước thời đại 4.0

Dẫu vậy, trong thời đại công nghệ 4.0, gia đình đang trải qua những thay đổi lớn cả về cấu trúc và cách thức tương tác.

Công nghệ đã mang lại nhiều tiện ích và cơ hội nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều xu hướng lẫn thách thức với các gia đình hiện đại.

 Theo TS Phạm Thị Thúy, với kinh nghiệm của mình chị nhận ra 3 thách thức, biến động lớn mà các gia đình hiện đại đang gặp phải.

Theo TS Phạm Thị Thúy, với kinh nghiệm của mình chị nhận ra 3 thách thức, biến động lớn mà các gia đình hiện đại đang gặp phải.

Một là quy mô gia đình ngày càng nhỏ, tỷ lệ ly hôn gia tăng, mẹ đơn thân nhiều hơn; giới trẻ kết hôn muộn, thậm chí không kết hôn.

Hai là chức năng tái sản xuất con người của gia đình thay đổi khi các cặp vợ chồng đẻ ít con, thậm chí không đẻ con.

Cuối cùng là mối quan hệ cha mẹ và con cái trở nên dân chủ hơn, con cái được lắng nghe nhiều hơn nhưng con cái trở nên khó dạy hơn nếu theo hướng áp đặt.

 Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Vui, giảng viên Trường ĐH KHXH &NV- Đại học Quốc gia TP.HCM

Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Vui, giảng viên Trường ĐH KHXH &NV- Đại học Quốc gia TP.HCM

Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Vui cũng nhận định để có thể cân bằng giữa công việc, học tập và cuộc sống trước những tác động của mạng xã hội, công nghệ hiện đại…cần trân trọng sự khác biệt giữa các thành viên trong gia đình.

"Mỗi cá nhân sẽ có sự cân bằng dựa trên việc thiết lập thứ tự ưu tiên rõ ràng. Cuối cùng cần sự chủ động của cha mẹ ông bà yêu thương kèm khoan dung lẫn nhau giữa các thành viên" - Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Vui nói.

 GS.TS Nguyễn Thiện Nhân cho rằng Internet, điện thoại thông minh giúp con người giải quyết công việc nhanh hơn. Vì vậy hãy tận dụng để dành quỹ thời gian còn lại cho gia đình thay vì “đối đầu” với những công nghệ hiện đại.

GS.TS Nguyễn Thiện Nhân cho rằng Internet, điện thoại thông minh giúp con người giải quyết công việc nhanh hơn. Vì vậy hãy tận dụng để dành quỹ thời gian còn lại cho gia đình thay vì “đối đầu” với những công nghệ hiện đại.

Bên cạnh đó, ông cũng đề xuất nên có những buổi tọa đàm dùng câu chuyện thật tấm gương thật để giáo dục người trẻ hiện đại.

Dịp này, Báo Người lao động đã trao 8 giải thưởng cho các bài viết nổi bật trong số 20 bài viết lọt vào vòng chung kết cuộc thi viết "Lòng tốt quanh ta" lần 2, năm 2023-2024.

Chương trình được phát động từ tháng 7-2023 kéo dài đến tháng 6-2024 dành cho người viết chuyên, không chuyên trong và ngoài nước, với các thể loại phóng sự, ký sự, ký chân dung nhân vật, phỏng vấn.

Đồng thời phát động cuộc viết "Lòng tốt quanh ta" lần 3

VĂN HÀ

Nguồn PLO: https://plo.vn/video/gsts-nguyen-thien-nhan-hay-tan-dung-cong-nghe-hien-dai-de-gin-giu-hanh-phuc-gia-dinh-post798924.html
Zalo