Gỡ vướng trong triển khai thực hiện quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng
Ngày 24/7, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú chủ trì Hội đồng thẩm định độc lập dự thảo Nghị quyết về giải pháp tiếp tục triển khai công tác quy hoạch gắn với sắp xếp đơn vị hành chính trong thời gian chưa ban hành Luật Quy hoạch (sửa đổi).
Trìnhbày hồ sơ dự thảo Nghị quyết, ông Nguyễn Đức Cảnh, Quyền Vụ trưởng VụQuản lý quy hoạch, Bộ Tài Chính cho biết, việc tinh gọn bộ máy, sắp xếpđơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp có ý nghĩa quan trọngtrong việc kiến tạo không gian phát triển mới, khơi thông nguồn lực, thúc đâỷkinh tế - xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền địaphương. Tuy nhiên, hiện nay Luật Quy hoạch chưa được sửa đổi, nên dẫn đến một sốkhó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạchvùng, quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030 đã được cấp có thẩm quyền quyết định hoặcphê duyệt, làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội nếu không kịp thời banhành các giải pháp.
Nghịquyết được xây dựng nhằm đưa ra một số giải pháp tiếp tục triển khai côngtác quy hoạch gắn với sắp xếp đơn vị hành chính để bảo đảm không làm gián đoạnhoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội của quốcgia, vùng và các địa phương trong thời gian Chính phủ chỉ đạo rà soát, đánh giátoàn diện việc thực hiện Luật Quy hoạch và các nội dung có liên quan đến quy hoạchtrong các luật, văn bản quy phạm pháp luật để trình Quốc hội sửa đổi tổng thểLuật Quy hoạch và các luật có liên quan đến quy hoạch tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hôịkhóa XV.
Nghịquyết bao gồm 06 điều, tập trung vào các nội dung cụ thể về thực hiện quyhoạch thời kỳ 2021-2030 đã được quyết định hoặc phê duyệt trước ngày 01 tháng 7năm 2025; về lập, điều chỉnh quy hoạch thời kỳ 2021-2030 khi thực hiện sắp xếpđơn vị hành chính cấp tỉnh và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; quy định vềtrình tự lập, thẩm định, quyết định điều chỉnh quy hoạch tổng thể quốc gia thơìkỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tạibuổi thẩm định, các thành viên Hội đồng thẩm định cơ bản nhất trí với sự cầnthiết ban hành Nghị quyết. Tuy nhiên, các thành viên Hội đồng đề nghịcơ quan soạn thảo nghiên cứu, rà soát các quy đinh để bảo đảm tính khảthi trong quá trình triển khai; nghiên cứu rút gọn, giảm bớt các thủtục hành chính; nghiên cứu mở rộng phạm vi quy hoạch vùng, quốc gia...
Đạidiện Bộ Nội vụ nêu rõ, tại Điều 1 quy định “Nghị quyết này quy định mộtsố giải pháp tiếp tục thực hiện quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạchtỉnh thời kỳ 2021-2030 ... trong thời gian chưa ban hành Luật Quy hoạch (sửa đổi)”tuy nhiên, tại Điều 6 lại quy định “ Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kểtừ ngày ký ban hành và được thực hiện đến hết ngày 28 tháng 02 năm 2027” gây raviệc không đảm bảo tính thống nhất, do đó đề nghị cơ quan soạn thảo nghiêncứu, sửa đổi hiệu lực thi hành của Nghị quyết để đảm bảo sự đồngbộ.
Bêncạnh đó, ông Đặng Quang Văn, đại diện Bộ Quốc phòng nêu rõ, trongthời gian triển khai Luật Quy hoạch 2014, vấn đề tổ chức, lựa chọn nhàthầu tư vấn gặp rất nhiều khó khăn do không bảo đảm đáp ứng tất cảcác yêu cầu luật đặt ra, do đó đề nghị cơ quan soạn thảo nghiêm cứu,đề xuất, bổ sung giải pháp cho phép các bộ, ngành chỉ định thâùhoặc giao thầu.
Kếtluận nội dung cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú nhất trí với sự cần thiết banhành Nghị quyết. Các nội dung của dự thảo Nghị quyết cơ bản phù hợp với chủtrương, đường lối của Đảng, Nhà nước.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú phát biểu kết luận.
Trêncơ sở ý kiến của Hội đồng thẩm định tại cuộc họp, Thứ trưởng đề nghị Cơ quan chủtrì soạn thảo làm rõ các tiêu chí theo Nghị quyết số 206/2025/QH15 của Quốchội về cơ chế đặc biệt xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật;nghiên cứu, làm rõ các nội dung của dự thảo khác với Luật Quy hoạch2014 và các luật khác có liên quan; tập trung làm rõ các nội dung quyhoạch quốc gia; bảo đảm tính khả thi của tất cả các quy định; giảitrình rõ các vấn đề tài chính, nguồn nhân lực; nghiên cứu, bảo đảmcác quy định về phân cấp, phân quyền; bổ sung cơ chế hậu kiểm; cần rà soát lại về ngôn ngữ và kỹ thuật lập pháp để hoàn thiện dự thảoNghị quyết.