Giao lưu cùng tác giả 'Nhà văn và chữ tình gởi lại'

Dù sức khỏe không tốt, GS-TS Trình Quang Phú vẫn dành thời gian giao lưu cùng độc giả TP HCM quanh tác phẩm 'Nhà văn và chữ tình gởi lại'.

Buổi giao lưu do Sở Văn hóa – Thể thao TP HCM, Hội nhà văn TP HCM, Nhà hát kịch Thành phố phối hợp thực hiện, diễn ra sáng 11-12 tại Đường sách TP HCM (Nguyễn Văn Bình, Phường Bến Nghé, Quận 1). Buổi giao lưu cũng nhằm giới thiệu các tác tác phẩm văn học – nghệ thuật chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" trên địa bàn TP HCM, năm 2024.

Nhà văn Trịnh Bích Ngân - Chủ tịch Hội Nhà văn TP HCM, phát biểu

Nhà văn Trịnh Bích Ngân - Chủ tịch Hội Nhà văn TP HCM, phát biểu

Nhà văn Trịnh Bích Ngân - Chủ tịch Hội Nhà văn TP HCM, tặng hoa cho GS-TS Trình Quang Phú. Vợ của GS-TS Trình Quang Phú (đầm đỏ) ủng hộ chồng

Nhà văn Trịnh Bích Ngân - Chủ tịch Hội Nhà văn TP HCM, tặng hoa cho GS-TS Trình Quang Phú. Vợ của GS-TS Trình Quang Phú (đầm đỏ) ủng hộ chồng

GS-TS Trình Quang Phú tại buổi giao lưu

GS-TS Trình Quang Phú tại buổi giao lưu

"GS – TS Trình Quang Phú sức khỏe dù không tốt nhưng cũng đã cố gắng dành thời gian để giao lưu cùng độc giả, trò chuyện là điều đáng quý. Qua trang viết, kể về cuộc đời, cách đối nhân xử thế của những văn, nhà thơ đã đi xa nhưng đã sống trọn vẹn đối với trang viết cuộc đời, sống đầy yêu thương, đầy trách nhiệm, đầy nghĩa tình" – nhà văn Trịnh Bích Ngân trải lòng.

"Nhà văn và chữ tình gởi lại" do Hội xuất bản nhà văn ấn hành năm 2022 là hồi ức văn học của GS-TS Trình Quang Phú về những thế hệ nhà văn, nhà thơ tên tuổi mà ông đã từng gặp gỡ, quen biết, gần gũi.

GS-TS Trình Quang Phú cho rằng đời người ngắn ngủi, tiền tài và danh vọng rồi cũng hết, cái còn mãi với nhân dân, đất nước, nhân loại là chữ tình.

"Bác Hồ chúng ta ra đi đã gần 55 năm rồi vẫn thấy Bác hiển hiện bên cạnh chúng ta, trong từng bữa cơm trong từng việc làm, trong từng hành động. Bác có cái tình rất bao la, tình đó không chỉ có nhân dân Việt Nam mà cả nhân loại. Tôi viết quyển sách này kể về 25 nhà văn, nhà thơ và bên cạnh đó cũng công bố 25 chân dung cũng của 25 của họ do chính tôi chụp được. Trong số đó có những bức ảnh lần đầu công bố như ảnh Nguyễn Tuân, Xuân Diệu…" - GS-TS Trình Quang Phú chia sẻ.

Ông dẫn lại lời nói của nhà văn Nguyễn Tuân rằng nếu viết văn không rung động, không gửi chữ tình vào đấy, không làm cho người đọc yêu quý thì nó trở thành những án văn khô cứng, thậm chí là robot viết chứ không phải của con người.

"Nguyễn Tuân dạy tôi, nên khi tôi viết dù ít nhiều, ngắn dài, tôi luôn luôn tìm ở mỗi nhà văn, nhà thơ những góc cạnh, chữ tình gửi lại cho non sông, đất nước. Dù hôm nay, họ đã đi rất xa nhưng như vẫn còn đây. Tôi ví dụ nhà thơ Hải Như có câu: "Bác Hồ đứng người sau không bị khuất. Ta đứng thường quên che lấp bạn mình". Chỉ một câu, để chúng ta nhận ra rằng cần phải luôn luôn khiêm tốn, luôn luôn vì mọi người, vì bạn mình, đồng chí của mình. Những án văn của họ viết lên toát lên tình yêu thương đối với đồng bào, bạn mình, kể cả núi sông. Họ yêu sông núi, yêu đất, yêu người và yêu tất cả. Tôi dùng chữ tình gởi lại vì như thế. Họ ra đi nhưng vẫn còn sống mãi với cái tình gửi lại" - GS-TS Trình Quang Phú thổ lộ.

Ông thêm rằng mỗi nhân vật được đưa vào tác phẩm, mỗi nhà văn, nhà thơ đều để lại cho ông ấn tượng sâu sắc. Chính vì sâu sắc đó mà có người ra đi đến 50 năm rồi ông vẫn nhớ, vẫn viết như họ ở bên cạnh. Ông trân quý từ kiến thức rất nhỏ để vẽ nên chân dung của những nhà văn, nhà thơ đó…

GS-TS Trình Quang Phú cũng không quên nói về quyển sách phát hành cách đây 6 tháng của ông có tên "Theo dấu chân Người". Ông theo dấu Bác Hồ đi đến những nơi mà Bác Hồ đã đi trong suốt hành trình ra đi tìm đường cứu nước. Tác phẩm phát hành 6 tháng mà đã tái in được 4 lần.

Bạn sinh viên đặt câu hỏi cho GS-TS Trình Quang Phú

Bạn sinh viên đặt câu hỏi cho GS-TS Trình Quang Phú

Cùng chụp ảnh kỷ niệm

Cùng chụp ảnh kỷ niệm

Minh Khuê

Nguồn NLĐ: https://nld.com.vn/giao-luu-cung-tac-gia-nha-van-va-chu-tinh-goi-lai-196241211135454709.htm
Zalo