Giải AI siêu cấp Quảng Tây: Cây cầu thông minh tăng cường hợp tác công nghệ ASEAN-Trung Quốc
Trí tuệ nhân tạo (AI) là làn sóng của thời đại, là cầu nối thông minh để tăng cường hợp tác Trung Quốc - ASEAN.

Giải đấu siêu cấp - AI thúc đẩy mọi ngành nghề (Giải AI siêu cấp) do Chính quyền Nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc tổ chức đã được ra mắt tại thành phố Nam Ninh.
Ngày 19/7 vừa qua, Giải đấu siêu cấp - AI thúc đẩy mọi ngành nghề (Giải AI siêu cấp) do Chính quyền Nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc tổ chức đã được ra mắt tại thành phố Nam Ninh.
Đại diện các ban ngành liên quan, các trường đại học trọng điểm, viện nghiên cứu khoa học, hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp nổi tiếng, tổ chức đầu tư, đại diện các đội tham gia giải đấu và Đại sứ các nước ASEAN tại Trung Quốc cùng các khách mời từ mọi tầng lớp đã cùng nhau chứng kiến sự kiện đổi mới trong lĩnh vực AI này.
Với chủ đề "AI Quảng Tây - AI Trung Quốc - AI ASEAN", giải đấu lần này được đồng tổ chức bởi nhiều bên như chính quyền, doanh nghiệp và nhà trường, nhằm tạo ra một "Giải AI siêu cấp" mang tầm quốc tế, chuyên nghiệp và trình độ cao, giải đấu nổi bật với năm đặc điểm chính.
Đa dạng hóa chủ thể tham gia. Giải đấu mở cổng đăng ký cho các giới tại Trung Quốc và ASEAN, bao gồm các doanh nghiệp dẫn đầu ngành AI, nhóm khởi nghiệp, viện nghiên cứu khoa học, nhà phát triển cá nhân…, đặc biệt khuyến khích thành lập đội thi liên kết với các nước ASEAN. Giải đấu không đặt ra rào cản tham gia, hình thành cơ cấu đa dạng xuyên khu vực, xuyên ngành nghề.
Đa dạng hóa lĩnh vực thi đấu. Căn cứ vào đặc điểm ngành nghề, giải đấu thiết lập ba loại hình thi đấu để đáp ứng nhu cầu của các nhóm tham gia khác nhau. Thứ nhất là Giải Đổi mới Ứng dụng "Đột phá Tình huống", tập trung giải quyết việc ứng dụng thực tế công nghệ AI trong 17 ngành chi tiết trọng điểm như ô tô, văn hóa du lịch và giáo dục; Thứ hai là Giải Đề bài công nghiệp "Treo bảng chiêu hiền", tập trung vào các vấn đề then chốt cản trở phát triển công nghiệp, công bố các "đề bài" cụ thể, nhằm đột phá một loạt vấn đề công nghệ điểm nghẽn; Thứ ba là Giải Thử thách toàn dân "AI Sáng tạo Cộng đồng", tập trung khơi dậy sự tham gia tích cực của công chúng vào ứng dụng AI, mở rộng đối tượng tham gia, khám phá các kịch bản tương lai nơi AI thúc đẩy mọi ngành nghề.
Chính xác hóa thiết lập giải thưởng. Giải đấu thiết lập hai loại giải thưởng "Tổng hợp + hạng mục chuyên nghiệp", nhằm thể hiện rõ hơn trình độ đổi mới, hiệu quả ứng dụng và đóng góp kinh tế - xã hội của các thành quả công nghệ AI. Giải thưởng tổng hợp tập trung vào các hình mẫu tiêu biểu, thiết lập các giải đặc sắc như "Doanh nghiệp tiềm năng vượt trội", "Doanh nghiệp điển hình ứng dụng AI", "Doanh nghiệp kỳ lân tương lai hướng tới ASEAN"; Giải thưởng theo hạng mục chuyên nghiệp do đơn vị chủ trì tự thiết lập, nhấn mạnh đặc thù ngành nghề.
Hiện thực hóa nguồn lực đổi mới. Giải đấu thu hút sự tham gia sâu của các chuyên gia đầu ngành từ doanh nghiệp lớn và các đội ngũ chuyên gia đỉnh cao vào thiết kế giải đấu, mời các cơ quan chuyên môn uy tín hình thành hội đồng giám khảo quy mô lớn, mời các tổ chức đầu tư tham gia hoạt động giải đấu, thúc đẩy kết nối liền mạch giữa dự án chất lượng cao và vốn đầu tư trong quá trình trước, trong và sau giải đấu; thiết lập cơ chế theo dõi "Tuyển chọn giải đấu - Kết nối nguồn lực - Ươm tạo công nghiệp", kết hợp các tác phẩm xuất sắc với các hoạt động liên quan của CAEXPO (Hội chợ Thương mại Trung Quốc – ASEAN) để tổ chức diễn thuyết và trưng bày chuyên đề, hỗ trợ ưu tiên triển khai kết quả của các đội thi tại Quảng Tây, giúp chuyển hóa nhiều thành quả từ giải đấu thành năng suất thực tế.

Giải đấu mở cổng đăng ký cho các giới tại Trung Quốc và ASEAN, bao gồm các doanh nghiệp dẫn đầu ngành AI, nhóm khởi nghiệp, viện nghiên cứu khoa học, nhà phát triển cá nhân.
Hội đồng giám khảo của giải đấu lần này có quy mô lớn, quy tụ nhiều chuyên gia hàng đầu quốc tế. Trong đó, 7 thành viên của hội đồng giám khảo gồm Bí thư Đảng ủy Đại học Đồng Tế, Viện sĩ Viện Hàn lâm Kỹ thuật Trung Quốc Trịnh Khánh Hoa; Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông (Trung Quốc), Viện sĩ Nước ngoài của Viện Hàn lâm Kỹ thuật quốc gia Hoa Kỳ Thẩm Hướng Dương; Viện sĩ Viện Hàn lâm Kỹ thuật Singapore, Giáo sư danh dự Đại học Công nghệ Nanyang Văn Dũng Cương; Phó Chủ tịch Liên đoàn Công thương toàn quốc Trung Hoa, Chủ tịch Tập đoàn QI-ANXIN Tề Hướng Đông; Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Công trình quốc gia về Xử lý thông tin Ngôn ngữ và Tiếng nói, Chủ tịch Tập đoàn iFLYTEK Lưu Khánh Phong; Đối tác Đầu tư của HongShan Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung hòa Carbon HongShan Lý Tuấn Phong; Chủ tịch Nhân Dân Nhật báo điện tử, Giám đốc Phòng thí nghiệm Trọng điểm quốc gia về nhận thức nội dung truyền thông Diệp Trăn Trăn, đã tham dự lễ khởi động để chia sẻ những hiểu biết sâu sắc về trí tuệ nhân tạo, thắp lửa động cơ đổi mới cho "Giải AI siêu cấp" của Quảng Tây.
Đồng thời, tại 7 thành phố bao gồm Bắc Kinh, Thượng Hải, Hàng Châu, Thâm Quyến, Đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc), Bangkok (Thái Lan) và Kuala Lumpur (Malaysia), các đại diện đến từ các viện nghiên cứu khoa học và doanh nghiệp nổi tiếng cũng đã tham gia lễ khởi động “Giải AI siêu cấp”.
Từ đầu năm nay, Quảng Tây nắm bắt cơ hội phát triển trí tuệ nhân tạo, kết nối hiệu quả các nguồn lực và thị trường trong nước và quốc tế, đã công bố danh sách 16 kịch bản mở cho hành động "AI+", điều phối thực hiện hành động xúc tiến đầu tư ngành "AI+" tại Quảng Tây, tích cực xây dựng một loạt sản phẩm thông minh tiêu biểu và kịch bản ứng dụng kiểu mẫu trên lĩnh vực chuyên sâu, thúc đẩy việc tập trung triển khai các dự án sản phẩm và dịch vụ đổi mới trí tuệ nhân tạo nhỏ nhưng đặc sắc, nhỏ nhưng đẹp mắt và nhỏ nhưng tinh tế, kỳ vọng hợp tác với các nước ASEAN để cùng nhau tạo ra một tương lai tươi sáng trong thời đại trí tuệ nhân tạo, đạt được cùng có lợi, cùng phát triển.