Focus: Khi nỗi lo 'chống trộm' hơn chống cháy

Quá trình đô thị hóa đang diễn ra từng ngày với tốc độ nhanh chóng và trên quy mô rộng lớn. Đây là 1 trong những yếu tố khiến tình hình cháy, nổ tại các thành phố lớn đang ngày càng diễn biến phức tạp. gia tăng số vụ lẫn mức độ thiệt hại. Trong khi đó, công tác PCCC và xử phạt các vi phạm đều đang gặp khó do thiếu những quy định gắn với đặc thù đô thị. khiến lực lượng làm nhiệm vụ, chính quyền và người dân, doanh nghiệp đều lúng túng.

CÓ CẦN QUY ĐỊNH ĐẶC THÙ CHO PCCC ĐÔ THỊ

+ 14 người tử vong sau vụ cháy nghiêm trọng xảy ra tại quận Cầu Giấy, Hà Nội.
+ 56 người tử vong trong vụ hỏa hoạn trên địa bàn quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội.
+ Điểm tử huyệt của những vụ cháy này chính là những ngôi nhà nằm trong ngõ sâu. Việc tiếp cận chữa cháy kịp thời còn gặp rất nhiều khó khăn.
+ Ẩm thấp, ngõ sâu, chật và hẹp không chỉ vậy đồ đạc còn ngổn ngang tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ. Dẫu biết là vậy song những người dân sinh sống tại khu vực này vẫn phải chấp nhận nhắm mặt ở liều.

Thống kê tại Hà Nội hiện có 9.500 tuyến phố, ngõ ngách mà các phương tiện chữa cháy không thể tiếp cận.

Thời gian qua cơ quan chức năng cũng đã đã nỗ lực triển khai rất nhiều giải pháp nhưng hằng năm vẫn tiếp tục ghi nhận các vụ hỏa hoạn đáng tiếc, nhất là ở những khu vực nhà dân tại các đô thị lớn. Rõ ràng công tác phòng cháy, chữa cháy tại các đô thị lớn đang tồn tại nhiều vấn đề.

CẢNH BÁO TỪ NHỮNG NGÔI NHÀ “KHÔNG LỐI THOÁT”

Sau mỗi vụ cháy nghiêm trọng, gây thiệt hại về người, là những nỗi đau xé lòng cho người thân của các nạn nhân. Ngoài vấn đề hạ tầng đô thị thì có một thực tế khiến Hà Nội sẽ còn nối dài nỗi đau trong những thảm họa cháy. Bởi “Cửa sinh" trong vụ cháy bỗng hóa thành "cửa tử" khi các lối thoát nạn đều bị bịt kín bởi song sắt. ‘Kịch bản cũ’ một lần nữa đã xảy ra với các nạn nhân xấu số trong vụ cháy tại phố Định Công Hạ, Hà Nội .

Ngôi nhà gặp hỏa hoạn cao 6 tầng và 1 tum. Phía trên tầng cao nhất được hàn kín bởi dãy song sắt kiên cố. Các tầng dưới mặc dù có ban công nhưng 3/6 tầng bị chắn bởi các biển quảng cáo cỡ lớn. Duy nhất tầng 5, 6 có lối thoáng nhìn ra phía đường nhưng lại cũng là điểm bốc cháy dữ dội nhất.

Theo khảo sát của phóng viên, nhiều ngôi trên địa bàn Thủ đô cũng tự ‘giam mình’ bởi hệ thống rào sắt, lan can và chuồng cọp.

Để sống trong "tấc vàng" Hà Nội , v iệc thi công chuồng cọp hay cửa sổ khung sắt vững chãi đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều gia đình . Họ chỉ tính đến phương án phòng chống trộm mà không chưa nghĩ tới lối thoát khi xảy ra hỏa hoạn.Các chuyên gia cho rằng, để xảy ra tình trạng “chuồng cọp” bủa vây chung cư tại nhiều khu đô thị như hiện nay, có trách nhiệm rất lớn của những đơn vị nắm giữ nhiệm vụ giám sát là Ban quản lý khu đô thị, chính quyền địa phương, thanh tra xây dựng…

Nhìn thẳng vào vấn đề có thể thấy chuồng cọp” là một bi kịch thẩm mỹ đô thị, và nó cũng đã gây ra bi kịch theo đúng nghĩa đen khi xảy ra cháy. Nhưng để một chế tài đủ mạnh mẽ, linh hoạt, xử lý thấu đáo được vấn đề này có lẽ rất khó. Và với lịch sự để lại chắc chắn rằng trong tương lai, “chuồng cọp” vẫn hiện diện như một phần tất yếu của cuộc sống, và luôn trông chờ… giải pháp.

LUẬT HÓA PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY NHƯ THẾ NÀO?

Những vụ hỏa hoạn xảy ra liên tiếp trong một quãng thời gian ngắn vừa qua không chỉ là hồi chuông cảnh báo về tình trạng mất an toàn của loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh, những bất cập trong hạ tầng PCCC…mà còn lời cảnh tỉnh về tình trạng phát triển kinh tế, tốc độ đô thị hóa phải gắn liền với công tác PCCC, để đảm bảo an toàn cho mỗi người dân, mỗi gia đình.

Theo dự kiến, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ cho ý kiến… dự án Luật; trong đó, có dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ được người dân quan tâm.

Theo các chuyên gia, vẫn còn thiếu những quy định chi tiết, cụ thể đối với các loại hình nhà dân, nơi tập trung đông dân cư nằm sâu trong ngõ nhỏ, chật hẹp. Việc xử phạt nghiêm các vi phạm phòng cháy vẫn phải duy trì và rất cần thiết, nhưng về lâu dài phải có quy hoạch tổng thể về PCCC ở những khu vực đông dân cư đặc thù như Hà Nội.

Cũng nhìn nhận những khó khăn mà các đô thị phải đối mặt trong công tác PCCC là do lịch sử lâu đời để lại, không đảm bảo các tiêu chuẩn về khoảng không và đặc biệt là không có những tiêu chuẩn về thoát nạn, cứu nạn, cứu hộ . Nhiều ý kiến cho rằng, thay vì đến khi luật có hiệu lực thì chính quyền đô thị cần phải có các cái biện pháp xử lý tức thời.

Ở các đô thị chật chội hiện nay, hỏa hoạn là một loại "giặc" nguy hiểm đe dọa sự an nguy của mỗi người dân . Trong khi chờ đợi chế tài để khắc phục những tồn tại về pccc hiện nay, rất cần sự phối hợp chặt chẽ từ phía chính quyền địa phương, chủ nhà cho thuê và người thuê.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/focus-khi-noi-lo-chong-trom-hon-chong-chay-226542.htm
Zalo