Dự báo Hà Nội mưa lớn hôm nào do ảnh hưởng của bão Wipha sắp vào Biển Đông?

HHTO - Thời tiết ở Hà Nội đang rất nóng bức, nhiệt độ cảm nhận cao đến 44 - 45 độ C. Nhưng dự báo chỉ vài hôm nữa, Hà Nội và nhiều tỉnh thành miền Bắc sẽ có mưa lớn do ảnh hưởng của bão Wipha - có khả năng sẽ vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 3 năm 2025. Hà Nội có thể mưa từ hôm nào, và hôm nào sẽ mưa lớn đỉnh điểm?

Miền Bắc đang có đợt diện rộng. Ở Hà Nội, trời nắng to từ sớm, rất nóng bức ở thời điểm trước khi bão Wipha được dự báo đi vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 3 năm 2025.

Hôm nay, 18/7, được coi là ngày nắng nóng đỉnh điểm của đợt này. Nhiệt độ Hà Nội trưa và chiều nay lên đến 45oC (nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời). Các tỉnh thành lân cận có nhiệt độ tương tự. Cái nóng kéo dài trong ngày, đến 8h tối nhiệt độ cảm nhận ở nhiều nơi có thể vẫn xấp xỉ 40oC nên ai cũng dễ mệt mỏi, khó chịu.

Ngày mai dự báo nhiệt độ cao nhất trong ngày ở Hà Nội sẽ giảm một chút, nhưng chưa đáng kể. Dự báo nắng nóng ở miền Bắc sẽ chấm dứt vào ngày Chủ Nhật, 20/7. Cùng ngày, có khả năng đã vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 3.

 Nhiệt độ cảm nhận ở một số tỉnh thành miền Bắc trưa và chiều 18/7. Ngày mai có thể giảm 1 - 2 độ C. Ảnh: Zoom Earth, OpenStreetMap, ICON.

Nhiệt độ cảm nhận ở một số tỉnh thành miền Bắc trưa và chiều 18/7. Ngày mai có thể giảm 1 - 2 độ C. Ảnh: Zoom Earth, OpenStreetMap, ICON.

Từ 20/7, nhiệt độ miền Bắc giảm, nhiều tỉnh thành có thể bắt đầu mưa. Và theo dự báo hiện tại của các mô hình lớn thì thời điểm từ ngày 21/7 sang ngày 22/7 là khi miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng sẽ có mưa to đỉnh điểm do .

 Mô hình GFS (Hệ thống Dự báo Toàn cầu) dự báo mưa rất lớn ở một số tỉnh thành miền Bắc vào tối muộn 21/7, khi bão Wipha đến gần bờ biển. Những con số trong hình là lượng mưa dự báo trong 3 giờ. Ảnh: Ventusky, GFS.

Mô hình GFS (Hệ thống Dự báo Toàn cầu) dự báo mưa rất lớn ở một số tỉnh thành miền Bắc vào tối muộn 21/7, khi bão Wipha đến gần bờ biển. Những con số trong hình là lượng mưa dự báo trong 3 giờ. Ảnh: Ventusky, GFS.

Nhận định về đường đi và cường độ của bão thì thay đổi liên tục, tuy nhiên các mô hình đều đang thống nhất là bão sẽ đổ bộ miền Bắc nước ta (có thể ở Quảng Ninh - Hải Phòng hoặc Ninh Bình, theo một số mô hình hiện tại). Dù lúc đó bão ở cấp mấy, hay sau đó có nhanh chóng suy yếu thành áp thấp nhiệt đới hay không, thì khả năng là nó vẫn có thể gây một đợt mưa diện rộng ở miền Bắc (có thể bắt đầu ngay từ ngày 20/7) với lượng mưa rất lớn. Kèm với đó là nguy cơ ngập úng, lũ quét, sạt lở đất…

Do đó, người dân lưu ý thường xuyên theo dõi thông báo và hướng dẫn của các cơ quan chức năng địa phương để phòng chống thiên tai hiệu quả.

Nguồn HHT: https://hoahoctro.tienphong.vn/du-bao-ha-noi-mua-lon-hom-nao-do-anh-huong-cua-bao-wipha-sap-vao-bien-dong-post1761318.tpo
Zalo