Đại biểu Quốc hội thảo luận, thông qua các luật

Chiều 27/6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn tham gia thảo luận và biểu quyết thông qua 2 luật.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh biểu quyết thông qua các luật.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh biểu quyết thông qua các luật.

Đồng chí Nguyễn Minh Tâm, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh đã thảo luận về dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH).

Nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật PCCC và CNCH, ý kiến đồng thời khẳng định, việc xây dựng luật đã thể chế đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng về PCCC và CNCH; luật hóa những quy định hiện hành và bổ sung quy định đầy đủ, toàn diện về hoạt động CNCH mà lực lượng PCCC và CNCH đang được giao đảm nhiệm nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc để nâng cao hiệu quả công tác này trong thực tiễn. Dự thảo luật cũng khắc phục những hạn chế, bất cập, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật và tăng cường công tác quản lý nhà nước về PCCC và CNCH.

Bên cạnh đó, đồng chí có các ý kiến, gồm: Đối với quy định về PCCC trong cung ứng điện, bảo đảm chất lượng đối với thiết bị điện, phân tích điểm d, khoản 1, Điều 20, ý kiến đề nghị cần xem xét, cân nhắc quy định “đơn vị điện lực có trách nhiệm thực hiện và duy trì các biện pháp bảo đảm an toàn về PCCC đối với hệ thống điện truyền tải”. Mặt khác, đơn vị điện lực, theo khoản 2, Điều 3, Luật Điện lực cũng chỉ là đơn vị sản xuất, kinh doanh, không phải là cơ quan quản lý nhà nước, nên việc giao nhiệm vụ kiểm tra toàn tuyến đối với hệ thống, thiết bị thuộc quyền sở hữu của các tổ chức, cá nhân khác là không phù hợp, do đó đề nghị cân nhắc xem xét lại quy định này.

Đồng chí Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Minh Tâm thảo luận về dự thảo Luật PCCC và CNCH.

Đồng chí Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Minh Tâm thảo luận về dự thảo Luật PCCC và CNCH.

Quy định “khuyến nghị kịp thời việc lắp đặt, sử dụng bảo đảm an toàn đối với hệ thống, thiết bị điện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi ký hợp đồng bán điện và trong quá trình sử dụng điện”, còn liên quan đến trách nhiệm khuyến cáo của nhà sản xuất/cung cấp thiết bị điện bảo đảm an toàn thiết bị điện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Đối với quy định này, ý kiến đề nghị dự thảo luật bổ sung trách nhiệm của đơn vị tư vấn thiết kế (đối với khách hàng có hồ sơ thiết kế về hệ thống điện) bảo đảm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật, yêu cầu về an toàn điện. Việc đánh giá đáp ứng yêu cầu kỹ thuật an toàn PCCC về điện là trách nhiệm của đơn vị thiết kế, thẩm duyệt PCCC cơ sở theo quy định.

Đối với quy định về lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC và CNCH cơ sở, chuyên ngành, trích dẫn khoản 3, Điều 50 dự thảo luật, đồng chí Nguyễn Minh Tâm đồng thời phân tích về khoản 1, Điều 14, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở (LLTGBVANTTƠCS) vừa được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 và đề nghị Ban soạn thảo cần làm rõ quy định này để thống nhất trong quá trình áp dụng.

Về các điều kiện bảo đảm hoạt động của LLTGBVANTTƠCS, trong đó bao gồm đội trưởng, đội phó đội dân phòng đã được quy định cụ thể tại mục 2, Chương III, Luật LLTGBVANTTƠCS. Theo đó, ý kiến đề nghị rà soát, xem xét lại quy định này tại Điều 50 dự thảo luật để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa hai luật.

Về bố cục dự thảo luật, khẳng định phạm vi điều chỉnh của luật là quy định PCCC và CNCH; bản chất chữa cháy và CNCH đều là hoạt động triển khai, huy động lực lượng, phương tiện tổ chức cứu người, cứu tài sản thoát khỏi nguy hiểm do cháy, sự cố, tai nạn, theo đồng chí, nên thiết kế, bố cục lại các nội dung bảo đảm tương đồng nhau, gồm: Phạm vi; xây dựng lực lượng; huy động lực lượng; tổ chức thực hiện; người chỉ huy; quyền, trách nhiệm và một số nội dung khác tùy theo tính chất của hoạt động chữa cháy hay CNCH.

Nguồn Quảng Bình: https://www.baoquangbinh.vn/thoi-su/202406/dai-bieu-quoc-hoi-thao-luan-thong-qua-cac-luat-2219115/
Zalo