Công bố lệnh của Chủ tịch nước về 16 Luật và Pháp lệnh

Sáng 3/7, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các Luật, Pháp lệnh đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.

Toàn cảnh họp báo

Toàn cảnh họp báo

Cùng chủ trì họp báo có: Thượng tướng Lê Quốc Hùng Thứ trưởng Bộ Công an; Trung tướng Thái Đại Ngọc, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Hoàng Công Thủy, Thứ trưởng Bộ Tài chính Hồ Sỹ Hùng; Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long; Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Văn Tiến, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Nguyễn Duy Giảng; Phó Tổng Thanh tra chính phủ Lê Tiến Đạt; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu của Quốc hội Tạ Thị Yên, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Đình Toản.

Tham dự họp báo có: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Mai Thị Phương Hoa; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội Đỗ Thị Lan; Thiếu tướng Trần Đức Thuận, Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội; Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Đức Hiếu.

Tại họp báo, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà đã công bố Lệnh của Chủ tịch nước đối với 16 Luật, Pháp lệnh vừa được Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV thông qua.

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà

Cụ thể, 15 luật và 1 Pháp lệnh là: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Luật Cán bộ, công chức; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật về quân sự, quốc phòng; - Luật Thanh tra; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Hải quan Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý sử dụng tài sản công; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản và Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Chi phí tố tụng;

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu của Quốc hội Tạ Thị Yên

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu của Quốc hội Tạ Thị Yên

Tại họp báo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu của Quốc hội Tạ Thị Yên trình bày một số nội dung quan trọng của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Ngày 24/6/2025, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân với 415/418 đại biểu biểu quyết tán thành, chiếm 86,82% tổng số đại biểu Quốc hội. Căn cứ Kết luận số 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân là cần thiết nhằm thực hiện chủ trương về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các cơ quan trong hệ thống chính trị. Nội dung của Luật tập trung sửa đổi các quy định liên quan đến việc tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình 2 cấp; điều chỉnh giảm thời gian thực hiện một số bước trong quy trình bầu cử để có thể tổ chức bầu cử sớm vào ngày 15/3/2026 và sửa đổi để kịp thời khắc phục một số vướng mắc trong công tác bầu cử. Luật sửa đổi, bổ sung 51 điều và bãi bỏ 01 điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.

Thượng tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an

Thượng tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự gồm 04 điều trong đó, Điều 1 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung 39 điều luật), Điều 2, sửa đổi bổ sung một số điều của các luật có liên quan (Luật Thi hành án hình sự, Luật Đặc xã, Luật Phòng, chống mua bán người và Luật Công an nhân dân); Điều 3 quy định về hiệu lực thi hành; Điều 4 quy định về Điều khoản chuyển tiếp. Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự (Điều 1), sửa đổi, bổ sung 39 điều của Bộ luật Hình sự, trong đó: Bổ sung 01 điều luật (Điều 256a. Tội sử dụng trái phép chất ma túy); bỏ hình phạt tử hình tại 08 tội danh; còn lại các điều luật khác sửa đổi, bổ sung theo hướng tang mức hình phạt tù, phạt tiền, hạ mức thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, bổ sung các chất ma túy mới, sửa đổi một số quy định đề phù hợp với cơ cấu, tổ chức bộ máy mới sau khi không tổ chức Công an cấp huyện và tên gọi của các bộ sau khi thực hiện phương án sáp nhập.

Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Hoàng Công Thủy

Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Hoàng Công Thủy

Trình bày những nội dung chính của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Hoàng Công Thủy cho biết Luật đã được Quốc hội thông qua với 440 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành (chiếm tỉ lệ 92,05%, với 447 đại biểu tham gia biểu quyết chiếm 93,51%). Luât có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025. Luật tập trung sửa đổi bổ sung một số điều của 4 luật có liên quan trực tiếp đến có liên quan trực tiếp đến vị trí, vai trò, chức năng, quyền và trách nhiệm, tổ chức bộ máy và nguyên tắc tổ chức hoạt động của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các Hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ; trong đó thể hiện rõ mối quan hệ “trực thuộc” MTTQ Việt Nam, các nguyên tắc hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động do MTTQ Việt Nam chủ trì. Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các luật khác có liên quan đến quyền, trách nhiệm của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức thành viên khác của Mặt trận.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long

Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long; sáng ngày 24/6/2025, Quốc hội đã thông qua Luật Cán bộ, Công chức với 418/423 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành (chiếm tỉ lệ 98,82% đại biểu có mặt và 87,45% tổng số đại biểu Quốc hội). Luật Cán bộ, Công chức gồm 07 chương, 45 điều với các nội dung như: liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh; chuyển đổi phương thức quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm; đổi mới công tác tuyển dụng công chức; hoàn thiện cơ chế thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và chính sách đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ; cơ quan quản lý công chức được ký hợp đồng thực hiện một số nhiệm vụ của công chức, hoàn thiện quy định về quyền, nghĩa vụ của cán bộ, công chức; nâng cao hiệu quả đánh giá, sử dụng và sàng lọc cán bộ, công chức.

Trung tướng Thái Đại Ngọc, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam

Trung tướng Thái Đại Ngọc, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật về quân sự, quốc phòng được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 27/6/2025 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025. Luật có 12 điều; gồm một số nội dung quan trọng liên quan đến Luật Quốc phòng, Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Biên phòng Việt Nam, Luật Phòng không nhân dân, Luật Lực lượng dự bị động viên, Luật Phòng thủ dân sự, Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, Luật Dân quân tự vệ, Luật giáo dục quốc phòng và an ninh.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Hồ Sỹ Hùng

Thứ trưởng Bộ Tài chính Hồ Sỹ Hùng

Cũng tại cuộc họp báo, thay mặt Bộ Tài chính, Thứ trưởng Bộ Tài chính Hồ Sỹ Hùng đã trình bày các luật mà Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì soạn thảo. Trong đó, liên quan đến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp; việc ban hành Luật là cần thiết để bổ sung quy định thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp theo cam kết của Chính phủ Việt Nam trong thực thi Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt giai đoạn 2021 - 2025 của Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF). Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2025.

Một số hình ảnh tại họp báo:

Các đại biểu tham dự cuộc họp báo

Các đại biểu tham dự cuộc họp báo

Các đại biểu tham dự họp báo

Các đại biểu tham dự họp báo

Các đại biểu tham dự họp báo

Các đại biểu tham dự họp báo

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Tiến Đạt

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Tiến Đạt

Lan Anh - Vũ Hiếu

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn/tintuc/pages/su-kien-noi-bat.aspx?itemid=94928
Zalo