Công bố Báo cáo Triển vọng năng lượng Việt Nam - Đường đến phát thải ròng bằng không

Sáng 19/6, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam, Cục Năng lượng Đan Mạch tổ chức Lễ công bố Báo cáo Triển vọng năng lượng Việt Nam – Đường đến phát thải ròng bằng không.

Lễ công bố có sự tham gia của đại diện các Cục, Vụ của Bộ Công Thương (Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững; Cục Điện lực và Năng lực tái tạo), đại diện Cục Năng lượng Đan Mạch; Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam; đại diện Chương trình hợp tác đối tác năng lượng Việt Nam - Đan Mạch (DEPP3); cùng nhiều đại diện đến từ các Bộ, ngành; viện nghiên cứu, trường đại học; các tập đoàn, công ty năng lượng; các hiệp hội hoạt động trong lĩnh vực năng lượng và các cơ quan báo chí, truyền thông.

Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững chủ trì thực hiện Hợp phần 3 Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Đan Mạch (DEPP3) được triển khai trong 5 năm từ năm 2021 đến năm 2025 .

Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững chủ trì thực hiện Hợp phần 3 Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Đan Mạch (DEPP3) được triển khai trong 5 năm từ năm 2021 đến năm 2025 .

Phát biểu tại Lễ công bố, ông Đoàn Ngọc Dương – Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết: "Việt Nam là quốc gia có quy mô nền kinh tế đang tăng nhanh với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm từ 6 - 7% trong vòng vài thập kỷ gần đây. Trong giai đoạn 2020 - 2023, mặc dù tình hình kinh tế, chính trị thế giới có nhiều biến động phức tạp, nền kinh tế Việt Nam đã có sự phục hồi và phát triển khả quan so với nhiều nền kinh tế trên thế giới. Việt Nam đang nỗ lực mạnh mẽ để hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045. Trong bối cảnh đó, nhu cầu năng lượng và nhu cầu điện của Việt Nam trong những năm tới dự báo sẽ tiếp tục tăng nhanh để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và dân sinh".

Tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu COP26 được tổ chức tại Glasgow (Vương quốc Anh) vào tháng 11/2021, Việt Nam đã cam kết đạt phát thải ròng bằng không vào năm 2050. Cam kết này thể hiện quyết tâm của Chính phủ Việt Nam thực hiện các mục tiêu chuyển dịch từ nguồn năng lượng hóa thạch truyền thống sang các nguồn năng lượng xanh, sạch, giảm phát thải khí nhà kính, chống biến đổi khí hậu.

Từ năm 2013, Chính phủ Đan Mạch và Việt Nam đã ký hiệp định hợp tác dài hạn trong lĩnh vực năng lượng. Các dự án, chương trình hợp tác với Đan Mạch trong thời gian qua đã đóng góp tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu của Việt Nam về đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển ngành năng lượng theo hướng bền vững.

Năm 2017, với sự hỗ trợ kỹ thuật của Cục Năng lượng Đan Mạch và chỉ đạo của Bộ Công Thương, các chuyên gia trong nước và quốc tế đã xây dựng và công bố Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam 2017. Đây là Báo cáo Triển vọng Năng lượng đầu tiên được xây dựng và công bố tại Việt Nam, đem lại những thông tin và kinh nghiệm giá trị trong lĩnh vực phát triển năng lượng cho các nhà hoạch định chính sách.

Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam – Đường đến phát thải ròng bằng không là ấn phẩm thứ tư trong chuỗi các Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam được xây dựng trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam - Đan Mạch. Đây là chương trình hợp tác đối tác lâu dài giữa Việt Nam và Đan Mạch trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng xanh. Báo cáo đã trình bày các kịch bản phát triển của hệ thống năng lượng Việt Nam đến năm 2050, tập trung vào việc phân tích các lộ trình thực tế để Việt Nam đạt được cam kết phát thải ròng bằng không vào năm 2050.

Xem thêm: "Cục trưởng Cục Năng lượng Đan Mạch thăm và làm việc tại nhà máy thép NatSteelVina" trên Tạp chí Công Thương tại đây.

Tiếp nối hoạt động này, trong Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam - Đan Mạch giai đoạn 2017-2020 (DEPP2) và giai đoạn 2020-2025 (DEPP3), Bộ Công Thương đã phối hợp với Cục Năng lượng Đan Mạch triển khai xây dựng và công bố các ấn phẩm tiếp theo của Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam bao gồm Báo cáo năm 2019, Báo cáo năm 2021 và đến nay là ấn phẩm mới nhất Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam – Đường đến phát thải ròng bằng không.

Báo cáo Triển vọng năng lượng Việt Nam - Đường đến phát thải ròng bằng không là ấn phẩm thứ tư trong chuỗi các Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam.

Báo cáo Triển vọng năng lượng Việt Nam - Đường đến phát thải ròng bằng không là ấn phẩm thứ tư trong chuỗi các Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam.

"So với các ấn phẩm trước đây, Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam – Đường đến phát thải ròng bằng không xem xét và phân tích các kịch bản triển vọng năng lượng với các giả định đầu vào khác nhau nhằm nghiên cứu các khả năng đảm bảo nhu cầu năng lượng để phát triển kinh tế - xã hội trong các tình huống khác nhau cho Việt Nam trong tình hình mới.

Đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển đổi hệ thống năng lượng xanh và bền vững, đạt được các cam kết của Việt Nam với quốc tế trong lĩnh vực năng lượng và chống biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng không vào năm 2050 theo cam kết của Việt Nam tại Hội nghị của Liên Hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) và các mục tiêu liên quan trong Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050", ông Đoàn Ngọc Dương khẳng định.

Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam ông Nicolai Prytz cho biết báo cáo là tài liệu tham khảo cho các đối tác Việt Nam trong quá trình ra quyết định cũng như hỗ trợ Việt Nam trong việc định hình quá trình chuyển đổi năng lượng xanh.

Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam ông Nicolai Prytz cho biết báo cáo là tài liệu tham khảo cho các đối tác Việt Nam trong quá trình ra quyết định cũng như hỗ trợ Việt Nam trong việc định hình quá trình chuyển đổi năng lượng xanh.

Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam ông Nicolai Prytz chia sẻ: “Báo cáo Triển vọng Năng lượng – Đường đến phát thải ròng bằng không là một kết quả quan trọng của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng lâu dài giữa chúng tôi và Việt Nam. Đây cũng là một lĩnh vực hợp tác chủ chốt trong Quan hệ Đối tác Chiến lược Xanh Việt Nam - Đan Mạch. Tôi hy vọng rằng báo cáo này sẽ là một nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho các đối tác Việt Nam trong quá trình ra quyết định cũng như hỗ trợ Việt Nam trong việc định hình quá trình chuyển đổi năng lượng xanh của mình.

Để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng không, Việt Nam cần có những nỗ lực nhanh chóng, mạnh mẽ và bền vững. Điều này không chỉ quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu năng lượng ngày càng tăng mà còn giúp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) khi việc tiếp cận năng lượng tái tạo ngày càng trở nên quan trọng trong các quyết định đầu tư. Đan Mạch cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi này.”

Tại lễ công bố cũng diễn ra buổi tọa đàm với sự tham gia của đại diện các cơ quan hoạch định chính sách Việt Nam, Đại sứ Đan Mạch Nicolai Prytz và Cục trưởng Cục Năng lượng Đan Mạch, ông Kristoffer Böttzauw. Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã thảo luận về những phát hiện chính và những tác động chính sách của báo cáo, bao gồm các rào cản đối với việc mở rộng đầu tư vào năng lượng xanh, tầm quan trọng của tăng trưởng kinh tế xanh và vai trò của các doanh nghiệp nhà nước trong quá trình chuyển đổi xanh.

Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch

Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch (DEPP) là chương trình hợp tác giữa Cục Năng lượng Đan Mạch và Bộ Công Thương Việt Nam. Giai đoạn một của chương trình được tiến hành từ năm 2013 đến năm 2017, tập trung vào phát triển carbon thấp trong lĩnh vực công nghiệp và tòa nhà; giai đoạn hai triển khai từ năm 2017 đến năm 2020, tập trung vào các lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong công nghiệp, tích hợp năng lượng tái tạo vào lưới điện và thiết lập mô hình kịch bản dài hạn cho ngành năng lượng.

Giai đoạn ba của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Đan Mạch (DEPP3) được triển khai trong 5 năm từ năm 2021 đến năm 2025 .Chương trình DEPP3 bao gồm 03 hợp phần. Trong đó Hợp phần 3: Phát triển carbon thấp trong ngành công nghiệp, do Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững chủ trì thực hiện

Mục tiêu của Hợp phần 3 là xây dựng các cơ chế khuyến khích để thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNL TK&HQ) trong lĩnh vực công nghiệp, nâng cao năng lực xây dựng và sửa đổi khung pháp lý về SDNL TK&HQ ở cấp quốc gia và thực thi hiệu quả quy định pháp luật về SDNL TK&HQ ở cấp tỉnh.

Lan Anh

Nguồn Tạp chí Công thương: https://tapchicongthuong.vn/cong-bo-bao-cao-trien-vong-nang-luong-viet-nam-duong-den-phat-thai-rong-bang-khong-122624.htm
Zalo