Có nên chuyển hình thức giáo dục quốc phòng, an ninh để sinh viên không tham gia nghĩa vụ quân sự?

Theo Bộ Quốc phòng, việc chuyển đổi hình thức môn học giáo dục quốc phòng và an ninh thành khóa huấn luyện về quốc phòng và an ninh cho sinh viên tương tự như huấn luyện nghĩa vụ quân sự là không phù hợp.

Cử tri tỉnh Quảng Bình (nay là tỉnh Quảng Trị) kiến nghị xem xét, có thể chuyển đổi hình thức học môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh thành khóa huấn luyệnvề quốc phòng, an ninh cho sinh viên tương tự như huấn luyện nghĩa vụ quân sự để sinh viên sau khi tốt nghiệp không phải tham gia nghĩa vụ quân sự, nhằm tạo điêùkiện cho các em sớm có cơ hội tìm kiếm việc làm. Đồng thời, cửtri đề nghị cần nghiên cứu để có quy định cho phéptạm hoãn nghĩa vụ quân sự đối với trường hợp sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông có nguyện vọng lao động ở nước ngoài hoặc tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước nhưng phải có cam kết tham gia nghĩa vụ trước 25 tuổi. Cần có chế tài cụ thể để ràng buộc trách nhiệm, nhất là quy định mứcxử phạt cao đối với hành vi vi phạm, trốn tránh nghĩa vụ quân sự.

Trả lời kiến nghị trên, Bộ Quốc phòng thông tin: Mục tiêuGiáo dục quốc phòng và an ninh (GDQP&AN) cho sinh viên được quy định tạikhoản 2, Điều 12 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2013: “Bảo đảm chongười học có kiến thức cơ bản về quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước về quốc phòng và an ninh; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninhnhân dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; bổ sung kiến thức về phòng thủ dân sựvà kỹ năng quân sự, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc”.

“Từ những quy định của pháp luật, việc chuyển đổi hình thức môn học giáo dục quốc phòng và an ninh thành khóa huấn luyện về quốc phòng và an ninh cho sinh viên tương tự như huấn luyện nghĩa vụ quân sự là không phù hợp”, Bộ Quốc phòng nêu.

Liên quan đến việc thực hiện, tạm hoãn, miễn nghĩa vụ quân sự, Bộ Quốc phòngcho biết, Hiến pháp và pháp luật hiện nay đã quy định rõ ràng việc thựchiện, tạm hoãn, miễn nghĩa vụ quân sự; các quy định mức xử phạt đối với hành vivi phạm trốn tránh nghĩa vụ quân sự; các quy định hiện nay bảo đảm công bằng xãhội, thuận tiện trong công tác quản lý và tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ.

Cụ thể, tại Điều 45 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam năm 2013 quy định: “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyềncao quý của công dân. Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham giaxây dựng nền quốc phòng toàn dân.”

Điều 4 LuậtNghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định: “Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang củacông dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phụcvụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân. Công dân trongđộ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội,tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiệnnghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này.”.

Điều 41 LuậtNghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định tạm hoãn và miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự,trong đó không quy định việc tạm hoãn đối với các trường hợp tốt nghiệp trung họcphổ thông có nguyện vọng đi lao động ở nước ngoài hoặc tham gia các hoạt động sảnxuất, kinh doanh trong nước.

Về xử lý vi phạmtrong lĩnh vực nghĩa vụ quân sự được quy định tại Khoản 1 Điều 59 Luật Nghĩa vụquân sự năm 2015: “Tổ chức, cá nhân có hành vi trốn tránh, chống đối, cản trởviệc thực hiện nghĩa vụ quân sự thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xửlý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”.

Chế tàixử lý vi phạm cụ thể được quy định từ Điều 332 đến Điều 335 Bộ luật Hình sự năm2015 và Nghị định 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạthành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu được sửa đổi, bổ sung tại Nghị địnhsố 37/2022/NĐ-CP ngày 06/6/2022 của Chính phủ.

"Hiệntrên phạm vi cả nước, công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ bình quân hơn55%, riêng tỉnh Quảng Bình (cũ) là 64% so với tổng số thanh niên trong độ tuôỉsẵn sàng nhập ngũ. Việc mở rộng thêm đối tượng tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quânsự như kiến nghị của cử tri là chưa phù hợp với tình hình hiện nay. Vì sẽ làmgiảm nguồn tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ hàng năm, phát sinh thủ tục hànhchính trong lĩnh vực nghĩa vụ quân sự, tạo kẽ hở để nhiều đối tượng lợi dụng trốntránh, nảy sinh tiêu cực trong triển khai thực hiện và gây mất công bằng xã hội", Bộ Quốc phòng cho biết.

Nguồn Pháp Luật VN: https://baophapluat.vn/co-nen-chuyen-hinh-thuc-giao-duc-quoc-phong-an-ninh-de-sinh-vien-khong-tham-gia-nghia-vu-quan-su.html
Zalo