Chống lãng phí, tiêu cực trong xây dựng và thực thi pháp luật: Đòi hỏi cấp bách - Kỳ 2: Phải rõ nguyên nhân, rõ trách nhiệm
Tại sao cùng một điều kiện, chính sách, có nơi làm tốt, có nơi trì trệ? Quy định ra sao mà để cuối cùng mình không thực hiện được? Những câu hỏi không mới, nhưng phản ánh trúng 'căn bệnh' cũ: lãng phí, tiêu cực trong xây dựng, thực thi pháp luật không chỉ vì cơ chế, thủ tục mà còn do người thực thi. Muốn chữa tận gốc, phải 'bắt đúng mạch, đúng bệnh' và không né tránh trách nhiệm.
“Rừngthủ tục” - lực cản của cải cách
Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế -xã hội của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội (QH) khóa XV vừa diễn ra, một số Đại biểu QHtỏ ra lo lắng và sốt ruột khi nhiều thủ tục hành chính (TTHC) đang tạo ra rào cảncủa sự phát triển. Đại biểu Hà Sỹ Đồng dẫn báo cáo VCCI cho thấy, việc đầu tư dưạ́n có sử dụng đất như “một rừng thủ tục”; từ việc xin quy hoạch xây dựng, quyhoạch sử dụng đất, chấp thuận chủ trương đầu tư, thẩm định thiết kế, môi trường,phòng cháy, chữa cháy, giấy phép xây dựng... “Với rừng thủ tục, núi thủ tục nhưvậy, chúng ta khó có thể huy động được đủ đầu tư tư nhân để phục vụ tăng trưởng”,Đại biểu Đồng phản ánh. Cũng vì vậy, một số Đại biểu QH đề nghị cần có cơ chếkiểm điểm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc ban hành các văn bảnquy phạm pháp luật (VBQPPL) không phù hợp với thực tiễn, cản trở phát triểnkinh tế - xã hội.
Trước đó, tại phiên chất vấn và trả lời chấtvấn của Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV (tháng 11/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính đãtrình bày Báo cáo giải trình một số vấn đề được Đại biểu QH và cử tri quan tâm.Những giải trình này đã phần nào trả lời được câu hỏi về việc tại sao giải ngânvốn đầu tư công lâu nay vẫn chậm chạp, ì ạch. “Nguyên nhân chủ yếu là do một sốcơ chế, chính sách, quy định pháp luật liên quan còn rườm rà, chồng chéo; vướngmắc về quy trình thủ tục đầu tư, nhất là các dự án ODA...” (trong đó, các quy địnhvề quy trình thủ tục trong Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu... cònphức tạp, nhiều vướng mắc, bất cập) - Báo cáo giải trình nêu rõ.
Nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu và giơíluật sư đánh giá, một trong những nguyên nhân căn bản dẫn đến lãng phí, tiêu cực,tham nhũng... là do “khoảng trống” pháp luật và sự mâu thuẫn, chồng chéo trongcác quy định của pháp luật. “Pháp luật là những quy định áp dụng chung trên phạmvi toàn quốc, sự không hợp lý hay thiếu vắng những quy định về thuế là nguyênnhân chính của tình trạng đầu cơ hay đất đai hoang hóa, nhà đất bỏ không. Quy địnhkhông phù hợp về TTHC dẫn đến quá nhiều công việc không cần thiết, gây lãngphí, tốn kém cho cả cơ quan nhà nước và người dân, doanh nghiệp” - TS Đinh VănMinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ nhận xét.
Có nơi, có người không mong muốn sự minh bạch
Ngoài “tội” của những quy trình, quy địnhtrong các VBQPPL, còn có “tội” của những người tổ chức và thực thi các quy địnhcủa pháp luật vào đời sống. Cụ thể là một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức,trong đó có lãnh đạo quản lý có tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, làm cầm chừng...
Phát biểu tại phiên họp thứ nhất Tổ côngtác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ (tháng 9/2023), Phó Thủ tướng TrầnLưu Quang đã chỉ rõ, cải cách TTHC còn chậm do một số nguyên nhân, trong đó cócả nguyên nhân có nơi, có người không mong muốn sự minh bạch. Bên cạnh đó, thựchiện việc cải cách TTHC còn có sự né tránh, sự phối hợp chưa tốt giữa các Bộ,ngành...
Cách đây gần 3 năm, vấn đề này cũng đượccác đại biểu quan tâm thảo luận tại Kỳ họp thứ tư, QH khóa XV (tháng 10/2022).Đại biểu Nguyễn Hữu Thông cho biết, có cán bộ tâm sự với ông rằng “thà đứng trướchội đồng kỷ luật còn hơn đứng trước hội đồng xét xử”. Nguyên nhân là hệ thốngpháp luật chưa đồng bộ; cùng một vấn đề, áp dụng luật này thì đúng, nhưng khithanh tra, kiểm tra, kiểm toán... áp dụng luật khác thì thành sai; thời điểmnày thì có thể đúng, khi kiểm tra ở thời điểm khác lại sai. Tuy nhiên, theo Đạibiểu Tạ Văn Hạ, nếu chỉ nêu nguyên nhân do vướng mắc về pháp luật thì chưa đủ,mà nguyên nhân chính là do con người, do công tác tổ chức thực hiện, đặc biệtlà trách nhiệm người đứng đầu.
“Phải có người chịu trách nhiệm khi xảy ralãng phí”
Đây là yêu cầu mà Tổng Bí thư Tô Lâm nhấnmạnh khi thảo luận tại tổ tại Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV (tháng 10/2024). Tổng Bíthư đặt vấn đề, các chương trình, mục tiêu quốc gia được kỳ vọng sẽ mang lại nhữngthay đổi tích cực nhưng tiến độ thực hiện vẫn còn chậm do quy định chồng chéo,thủ tục hành chính rườm rà, mà những quy định này cũng do các cơ quan đặt ra.“Tại sao mình lại vướng mình, làm khó mình đến vậy? Quy định làm sao mà để cuôícùng mình không thực hiện được? Nhà nước còn không làm được thì sao doanh nghiệplàm được?”, Tổng Bí thư trăn trở, đồng thời yêu cầu vướng ở đâu thì tháo gỡ ởđó và phải có người chịu trách nhiệm.
Tiếp tục đem những vướng mắc, trăn trở nàyđến Kỳ họp thứ 9, QH khóa XV, Tổng Bí thư chỉ rõ, đầu tư công quý I không tiêuđược, thấp nhất do vướng các thủ tục; đồng thời liệt kê những vấn đề bức xúc,khó khăn, cản trở trên thực tiễn trong một số văn bản luật cần sửa đổi, trongđó có Luật Đấu thầu: Nói đấu thầu để ngăn chặn tiêu cực nhưng thực chất có làmđược không, hay thông thầu, bán thầu, che đậy cho nhau? Tổng Bí thư yêu cầu phảitổng kết lại xem “ông đấu thầu có những tội gì? Tội nặng lắm: chậm tiến độ pháttriển, chậm công trình, chất lượng kém, tội hư hỏng, mất cán bộ và không tiếtkiệm...”. Riêng quy trình đấu thầu đã mất cả năm: mấy tháng chọn thầu, mâýtháng mở thầu, mấy tháng chấm thầu... Không còn thời gian triển khai, trong khitiền ngân sách chỉ cho trong năm. “Tại sao có tình trạng này?” - là câu hỏi màngười đứng đầu Đảng ta yêu cầu phải trả lời bằng được để tìm hướng khắc phục.
Cũng trên tinh thần “rõ người, rõ việc, rõtrách nhiệm”, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đâùtư công năm 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải tìm ra nguyên nhân, chỉrõ những khó khăn, vướng mắc, “điểm nghẽn” và phải trả lời được câu hỏi: “Tạisao cùng một điều kiện, chính sách, có nơi làm tốt, có nơi không tốt, liệu cóphải do con người, do người đứng đầu không?”. Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính thốngkê những Bộ, ngành, địa phương nào giải ngân chậm để đánh giá lại cán bộ; đồngthời, rút ra bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, đặcbiệt là người đứng đầu; “bắt đúng mạch, đúng bệnh” để có giải pháp phù hợp.
Không ít lần, các Lãnh đạo Đảng và Nhà nướcđã nhấn mạnh yêu cầu đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp, trước hết chuyển đổi tưduy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vưàkhuyến khích sáng tạo, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển. Xây dựng pháp luậtphải đi trước một bước, có tính dự báo cao, phù hợp với thực tiễn. Phải thihành pháp luật nghiêm minh, công bằng và thực chất. Muốn vậy, phải dứt khoát từbỏ lối tư duy “không quản được thì cấm” vốn đã trở thành lực cản lớn trên hànhtrình hoàn thiện thể chế và thúc đẩy đổi mới, sáng tạo.
TS. Đinh Văn Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ: Còn khoảng cách giữa quy định pháp luật và thực tiễn thi hành.
Nhiều năm qua, tổ chức thi hành pháp luật là khâu yếu nhất, là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng kỷ cương, kỷ luật bị buông lỏng. Nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, kể cả thực phẩm và thuốc chữa bệnh tràn lan trên thị trường; tình trạng vi phạm trong đấu thầu, mua sắm công được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra có tính chất phổ biến... cho thấy giữa các quy định của pháp luật và thực tiễn thi hành có một khoảng cách không hề nhỏ. Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn tới lãng phí, tiêu cực, tham nhũng.
Trước hết phải kể đến sự thiếu trách nhiệm của các cơ quan quản lý và đội ngũ cán bộ, công chức trong việc triển khai thực hiện các văn bản pháp luật trong lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách. Quá trình tổ chức thực hiện không căn cứ và chấp hành nghiêm quy định của pháp luật, thậm chí tiếp tay, dung túng cho các việc làm sai trái. Thủ tướng Phạm Minh Chính trong các phát biểu gần đây đã chỉ rõ, nếu để tình trạng hàng trăm tấn hàng giả được lưu hành mà cơ quan chức năng không phát hiện được thì có hai khả năng: hoặc là thiếu ý chí chiến đấu, hoặc là bị mua chuộc.
PGS. TS Trương Hồ Hải, Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: Có cán bộ lợi dụng “kẽ hở” pháp luật để vòi vĩnh.
Trong quá trình thực thi pháp luật, những dạng lãng phí và tiêu cực phổ biến nhất hiện nay như: Ban hành luật nhưng luật không đi vào cuộc sống, hoặc chậm đi vào cuộc sống (do thiếu nghị định, thông tư hướng dẫn; cán bộ thực thi không hiểu hoặc không muốn làm; người dân, doanh nghiệp không được tuyên truyền đầy đủ); Các văn bản pháp luật mâu thuẫn, thiếu thống nhất. Ví dụ, trong lĩnh vực đất đai - xây dựng - môi trường - đầu tư, nhiều quy định chồng chéo khiến dự án bị ách tắc nhiều năm, gây lãng phí lớn.
Một dạng lãng phí khác là luật không rõ ràng, dẫn đến cán bộ lợi dụng “kẽ hở” pháp luật để làm khó, vòi vĩnh; Thực thi luật một cách tùy tiện, không nhất quán, khiến người dân phải “chạy vạy” trong cấp phép, kiểm tra, cấp đất, hỗ trợ chính sách; Người vi phạm pháp luật - nhất là cán bộ - không bị xử lý nghiêm (nhiều vụ cán bộ làm sai, kết luận thanh tra có, nhưng xử lý rất nhẹ). Ngoài ra, luật bị sửa đổi, thay thế quá nhanh, nhưng việc truyền thông, tập huấn không kịp thời...
(Còn tiếp)