Chống lãng phí, tiêu cực trong xây dựng và thực thi pháp luật: Đòi hỏi cấp bách - Kỳ 1: Nhìn thẳng sự thật, đánh giá đúng sự thật
Giữa lúc nền kinh tế đang cần nguồn lực để phát triển thì không ít dự án quan trọng bị đình trệ. Thậm chí, lĩnh vực đầu tư công rơi vào nghịch lý 'có tiền mà không tiêu được'; hàng nghìn MW điện mặt trời và điện gió đã hoàn thành nhưng không thể hòa lưới... Những bất cập này đã và đang gây ra tình trạng lãng phí kép: lãng phí tài nguyên, lãng phí niềm tin, lãng phí cơ hội cho phát triển bền vững.
Lãng phí, tiêu cực trong xây dựng và thực thi pháp luật không chỉ gây ra những quy định chồng chéo, bất cập, mà còn bỏ lỡ cơ hội phát triển, xói mòn niềm tin. Để hiện thực hóa hai mục tiêu 100 năm mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định, chúng ta không thể thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật hay tổ chức thực thi. Pháp luật phải minh bạch, hiệu lực, hiệu quả, mở đường cho kiến tạo, phát triển.
Tiền có sẵn mà không tiêu được
Sau thời điểm dịch Covid-19, đầu tư công được kỳ vọng là“đòn bẩy” quan trọng để phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên,công tác giải ngân vốn đầu tư công có thời điểm rơi vào tình trạng “tiền có màkhông tiêu được”, kéo theo hệ lụy là nhiều dự án quan trọng bị đình trệ, mất cơhội “vàng” để góp phần phục hồi kinh tế sau đại dịch. Nghị quyết số 124/NQ-CPngày 15/9/2022 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy giảingân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2022 cho biết, ước giải ngân kế hoạchđầu tư vốn ngân sách nhà nước từ đầu năm đến 31/8/2022 chỉ đạt 39,15% kế hoạchThủ tướng Chính phủ giao, trong đó có 42/51 Bộ, cơ quan Trung ương và 21/63 địaphương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới mức trung bình của cả nước…
Vấn đề này cũng được chỉ rõ trong phiên giám sát tối cao củaQuốc hội (QH) tại Kỳ họp thứ 4, QH khóa XV về “Việc thực hiện chính sách, phápluật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021” (diễn ra vàotháng 10/2022). Báo cáo của Đoàn giám sát của QH cho biết, có hàng nghìn dự ánđầu tư công chậm tiến độ, có xu hướng tăng dần qua các năm. Tổng hợp báo cáokhông đầy đủ của các Bộ, ngành, địa phương giai đoạn 2016 - 2021, số dự án chậmtiến độ như sau: năm 2016 là 1.448 dự án, năm 2017 là 1.609 dự án, năm 2018 là1.778 dự án, đến năm 2021 là 1.962 dự án. Đáng chú ý, rất nhiều dự án quan trọngquốc gia, dự án lớn, trọng điểm đều chậm tiến độ… Như vậy, trong khi vốn đầu tưkhông giải ngân được, thì Nhà nước lại phải đi vay tiền, thậm chí vay nướcngoài với lãi suất cao.
“Một số dạng thức của lãng phí đang nổi lên gay gắt hiện nay, đó là: Chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn công cuộc đổi mới dẫn đến khó khăn, cản trở việc thực thi, gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực. Lãng phí thời gian, công sức của doanh nghiệp, cá nhân khi thủ tục hành chính rườm rà, dịch vụ công trực tuyến chưa thuận tiện và thông suốt. Lãng phí cơ hội phát triển của địa phương, của đất nước do bộ máy nhà nước có nơi, có lúc hoạt động chưa hiệu quả, một bộ phận cán bộ nhũng nhiễu, thiếu năng lực, né tránh, đùn đẩy công việc, sợ trách nhiệm...” - Trích bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Thời gian gần đây, nhiều dự án được triển khai với khí thế“vượt nắng, thắng mưa”, “chỉ bàn làm, không bàn lùi”... Tuy nhiên, tiến độ giảingân của một số dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm ngành giao thông vậntải, dự án giao thông liên vùng do địa phương làm chủ quản vẫn còn thấp. Điểnhình như dự án đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với đường cao tốc NôịBài - Lào Cai; Hòa Bình - Mộc Châu - Sơn La; Gia Nghĩa - Chơn Thành; Tân Phú -Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương… Thủ tướng Phạm Minh Chính đã rất trăn trở khiphát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về thúc đẩy động lực tăng trưởng đâùtư công năm 2025 (20/5/2025): Chúng ta đang sống trong những ngày tháng Tư,tháng Năm lịch sử với tinh thần “thần tốc, táo bạo hơn nữa”; tuy nhiên, lĩnh vựcđầu tư công không thần tốc, mà lại ì ạch... Đầu tư công được xác định dẫn dắt đâùtư tư, kích hoạt mọi nguồn lực cho phát triển, nhưng đầu tàu chậm chạp không thểdẫn dắt, không thể kích hoạt.
Ngày 17/6/2025, tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội của Kỳ họp thứ 9, QH khóa XV, Đại biểu Trần Hữu Hậu dẫn thực tế, 5 tháng đầu năm nay, cả nước mới giải ngân hơn 20%, trong đó có những “đầu tàu kinh tế” mới được 15%. “Tiền trong nhà có sẵn mà xài chưa được thì rất khó để mời người khác đưa tiền vào” - Đại biểu Hậu nói, đồng thời nhận xét: khi đầu tư công trì trệ từ trong nội tại của cơ quan quản lý thì bộ máy ấy khó có thể tạo được sự thông thoáng mạnh mẽ cho đầu tư từ khu vực tư nhân và khu vực đầu tư nước ngoài.
Lãng phí hàng nghìn MW điện gió, điện mặt trời
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng phát triểnnăng lượng tái tạo hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á. Nhưng trong thời giandài, nhiều địa phương trên cả nước luôn trong tình trạng thiếu điện và cắt điệnluân phiên vào mùa nắng nóng. Trong khi đó, đã có hàng chục ngàn tỉ đồng đượccác doanh nghiệp đầu tư vào điện gió, điện mặt trời có công suất cả nghìn MW dùđã sẵn sàng hòa lưới vẫn đang trong tình trạng “đứng im như dấu chấm than lớngiữa trời đất” do vướng về cơ chế, khung giá…
Theo PGS.TS Đặng Trần Thọ - Viện trưởng Viện Công nghệ Nănglượng (Đại học Bách khoa Hà Nội), một trong những rào cản lớn nhất trong quátrình chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam là sự thiếu hoàn thiện và thiếu ổn địnhcủa khung chính sách. Đến nay, dù đã ban hành Quy hoạch điện VIII điều chỉnh vàcác cam kết quốc tế về phát thải ròng bằng 0, nhưng vẫn chưa có một cơ sở luậtvề năng lượng tái tạo hoặc luật chuyển đổi năng lượng. Điều này dẫn đến tình trạngcác chính sách rời rạc, thiếu tính ràng buộc pháp lý cao, khó triển khai nhấtquán giữa Trung ương và địa phương. Việc trì hoãn khung pháp lý sẽ tiếp tục làm“treo” hàng chục GW công suất dự án, làm chậm tiến độ thực hiện các mục tiêu đãđề ra. Ông Đặng Trần Thọ cho biết tại Hội thảo “Giải pháp chuyển đổi năng lượnghướng tới Net Zero”, diễn ra tháng 5/2025.
Chuyển đổi năng lượng xanh ở Việt Nam giàu tiềm năng nhưng gặpnhiều khó khăn. Từ năm 2021, xu thế này chững lại do hết cơ chế giá FIT (giá hỗtrợ) và chưa có chính sách thay thế phù hợp. Hơn 4.000MW điện mặt trời và điệngió đã xây dựng xong nhưng chưa được ký hợp đồng mua bán điện hoặc bị cắt giảmcông suất thường xuyên do không giải tỏa được lưới. Dễ hiểu khi cả người dân vàdoanh nghiệp đều bức xúc trước câu hỏi lớn: Vì sao hiện nay chúng ta phải đi nhậpkhẩu điện, trong khi 4.600MW điện gió, điện mặt trời không bán được lên lưới điện?Vấn đề này tiếp tục được các Đại biểu QH phân tích tại Kỳ họp thứ 9 (tháng5/2025). “Đây cũng là tài sản quốc gia chứ, sao lại lãng phí như thế? (…) Tráchnhiệm ở đây là cơ quan nào?” - Đại biểu QH Đinh Ngọc Minh đặt vấn đề. Theo ông,nguyên nhân khiến các nguồn điện này không được huy động là do sai về thủ tục,quy chế; nhưng thủ tục do ta đặt ra, tại sao không cải tiến thủ tục để hòa lươí4.600MW, mà lại phải đi mua điện từ nước ngoài?
Ngoài những dạng lãng phí nói trên, nhiều chuyên gia và đạibiểu QH cũng cho rằng, có hàng nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn căn hộ xây dựngrồi bỏ trống, nhiều dự án bất động sản khác xây dựng dở dang, “trơ gan cùng tuếnguyệt”. Nhiều công trình bệnh viện hiện đại bị “đắp chiếu” giữa lúc người dânthiếu cơ sở khám, chữa bệnh… Không chỉ gây tổn thất hàng trăm nghìn tỷ đồng,lãng phí trong khu vực này còn để lại nhiều hệ lụy lâu dài, khó định lượng. Điêùgì khiến những nghịch lý ấy tồn tại dai dẳng? Đâu là nguyên nhân và những nútthắt cần tháo gỡ?
Nhiều quy định khó đi vào cuộc sống
Báo cáo của Chính phủ về kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật tại Phiên họp thứ 48 của Ủy ban Thường vụ QH (ngày 17/9/2020) cho thấy rất nhiều tồn tại của hệ thống pháp luật. Điển hình là một số quy định chưa đáp ứng yêu cầu “chính xác, phổ thông, rõ ràng, dễ hiểu”, dẫn đến việc hiểu, áp dụng không thống nhất. Một số trường hợp ban hành văn bản quy phạm pháp luật chưa chú trọng đúng mức đến đánh giá tác động và các điều kiện bảo đảm thi hành, dẫn đến khó đi vào cuộc sống…
Nội dung các quy định mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp thực tiễn tập trung vào 10 lĩnh vực có tác động trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh như: quy định về điều kiện gia nhập thị trường, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp; quy định về phê duyệt, triển khai, tổ chức thực hiện, chấm dứt dự án đầu tư; quy định về đất đai, tài nguyên, môi trường, xây dựng và kinh doanh bất động sản…

Đã có hàng nghìn MW điện mặt trời và điện gió hoàn thành nhưng không thể hòa lưới. (Ảnh minh họa - Nguồn: baochinhphu.vn)
(Còn tiếp)