Cây trôi di sản 800 tuổi: Biểu tượng gắn kết cộng đồng

Cây trôi khoảng 800 tuổi ở xã Hương Vĩnh (Hương Khê, Hà Tĩnh) là biểu tượng của sự gắn kết cộng đồng vừa được công nhận là Cây di sản Việt Nam.

Cây trôi khoảng 800 tuổi nằm trong khuôn viên Nhà văn hóa cộng đồng thôn Vĩnh Thắng.

Cây trôi khoảng 800 tuổi nằm trong khuôn viên Nhà văn hóa cộng đồng thôn Vĩnh Thắng.

Cây nằm trong khuôn viên Nhà văn hóa cộng đồng thôn Vĩnh Thắng (xã Hương Vĩnh) có chiều cao hơn 27m, chu vi thân 8,2m, tán rộng 40m. Do đã trải qua nhiều thế kỷ nên cây trôi có hệ rễ to khỏe và tán lá rộng lớn che hết cả khuôn viên nhà văn hóa thôn.

Theo ông Lê Khắc Long - Trưởng thôn Vĩnh Thắng, cây trôi này gắn bó với người dân ở đây từ bao đời nay. Dưới tán cây trôi thường là nơi nghỉ ngơi của dân làng sau những giờ phút làm việc đồng áng mệt mỏi. Về mùa Hè, đây là địa điểm hóng mát cho nhiều người già và trẻ nhỏ trong thôn.

Ông Trần Văn Thị, Chủ tịch UBND xã Hương Vĩnh cho biết, cây trôi ở thôn Vĩnh Thắng có tuổi đời khoảng 800 năm, là loài cây thuộc họ của cây quéo, muỗm, xoài. Người dân Hương Vĩnh tự hào có cây trôi cổ thụ là biểu tượng gắn liền với đời sống sinh hoạt và văn hóa của xã và luôn nêu cao trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn.

 Là loài cây thuộc họ xoài, muỗm, cây trôi có lá quanh năm, xanh rậm.

Là loài cây thuộc họ xoài, muỗm, cây trôi có lá quanh năm, xanh rậm.

 Trải qua hàng trăm năm, cành cây trôi bám đầy các loài tầm gửi.

Trải qua hàng trăm năm, cành cây trôi bám đầy các loài tầm gửi.

 Cây trôi cao hơn 27m, chu vi thân 8,2m, tán rộng 40m.

Cây trôi cao hơn 27m, chu vi thân 8,2m, tán rộng 40m.

 Gốc cây có chu vi lớn.

Gốc cây có chu vi lớn.

 Bóng của cây trôi che mát cho cả khuôn viên Nhà văn hóa cộng đồng thôn Vĩnh Thắng.

Bóng của cây trôi che mát cho cả khuôn viên Nhà văn hóa cộng đồng thôn Vĩnh Thắng.

Tháng 9 vừa qua, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã ra quyết định công nhận cây trôi ở thôn Vĩnh Thắng là Cây di sản Việt Nam. Việc công nhận cây di sản giúp bảo vệ đa dạng sinh học, sự phong phú của hệ thực vật và quảng bá lịch sử văn hóa địa phương.

Ông Trần Quốc Bảo, Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê cho biết: “Thời gian qua, huyện tập trung nhiều giải pháp gìn giữ, phát huy giá trị của cây trôi. Thời gian tới, chúng tôi xác định cây trôi là điểm đến du lịch, biểu tượng để phát triển các hoạt động du lịch cộng đồng. Vì thế, khi xây dựng tour tuyến du lịch, sẽ có điểm dừng chân tại cây trôi”.

Tiến Hiệp

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/cay-troi-di-san-800-tuoi-bieu-tuong-gan-ket-cong-dong-post709483.html
Zalo