Cận cảnh 2 cầu sắt hơn 50 năm tuổi ở cửa ngõ TP.HCM sắp được xây mới

Cầu Rạch Tôm và Rạch Dơi được xây dựng trước năm 1975, nằm trên đường nối TP.HCM với Tây Ninh. Hiện tại, cả hai đã xuống cấp nghiêm trọng, gây khó khăn cho việc đi lại cho người dân.

Hai cây cầu nối TP.HCM - Tây Ninh sắp được xây mới Mới đây, TP.HCM đã khởi công xây dựng cầu Rạch Tôm - dự án do Ban Giao thông TP.HCM làm chủ đầu tư, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2026.

 Cầu Rạch Tôm ở xã Hiệp Phước (huyện Nhà Bè cũ) được xây dựng từ trước năm 1975, đã xuống cấp sau hàng chục năm khai thác. Mới đây vào ngày 10/7, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (chủ đầu tư) đã khởi công xây mới cây cầu này với tổng vốn gần 500 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành cuối năm 2026.

Cầu Rạch Tôm ở xã Hiệp Phước (huyện Nhà Bè cũ) được xây dựng từ trước năm 1975, đã xuống cấp sau hàng chục năm khai thác. Mới đây vào ngày 10/7, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (chủ đầu tư) đã khởi công xây mới cây cầu này với tổng vốn gần 500 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành cuối năm 2026.

 Dự án nằm trong kế hoạch của TP.HCM nhằm thay thế 4 cầu sắt trên trục Lê Văn Lương, gồm Rạch Đỉa, Long Kiểng, Rạch Tôm và Rạch Dơi. Những cây cầu này có tuổi đời hơn 50 năm, xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo an toàn. Trong số này, cầu Long Kiểng và Rạch Đỉa đã được xây mới và khai thác năm 2023 và 2024.

Dự án nằm trong kế hoạch của TP.HCM nhằm thay thế 4 cầu sắt trên trục Lê Văn Lương, gồm Rạch Đỉa, Long Kiểng, Rạch Tôm và Rạch Dơi. Những cây cầu này có tuổi đời hơn 50 năm, xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo an toàn. Trong số này, cầu Long Kiểng và Rạch Đỉa đã được xây mới và khai thác năm 2023 và 2024.

 Vị trí 2 cây cầu Rạch Tôm và Rạch Dơi.

Vị trí 2 cây cầu Rạch Tôm và Rạch Dơi.

 Cầu Rạch Tôm chỉ rộng chưa tới 4 m nên xe máy và ôtô phải canh lượt qua để tránh va quẹt. Ở hai đầu cầu đều có nhân viên túc trực điều tiết giao thông.

Cầu Rạch Tôm chỉ rộng chưa tới 4 m nên xe máy và ôtô phải canh lượt qua để tránh va quẹt. Ở hai đầu cầu đều có nhân viên túc trực điều tiết giao thông.

 Kết cấu cây cầu chủ yếu bằng sắt thép, khi xe lớn đi qua thường phát ra tiếng động lớn và rung lắc mạnh.

Kết cấu cây cầu chủ yếu bằng sắt thép, khi xe lớn đi qua thường phát ra tiếng động lớn và rung lắc mạnh.

 Lan can cầu cao hơn 1 mét, nhiều đoạn hở với kích thước lớn gây nguy hiểm cho người dân khi lưu thông qua đây.

Lan can cầu cao hơn 1 mét, nhiều đoạn hở với kích thước lớn gây nguy hiểm cho người dân khi lưu thông qua đây.

 Kết cấu sắt thép của cầu hoen gỉ, mục nát sau hơn nửa thế kỷ sử dụng.

Kết cấu sắt thép của cầu hoen gỉ, mục nát sau hơn nửa thế kỷ sử dụng.

 Nhiều mặt bằng đã được địa phương bàn giao cho đơn vị thi công, phần còn lại dự kiến hoàn tất trước cuối tháng 9.

Nhiều mặt bằng đã được địa phương bàn giao cho đơn vị thi công, phần còn lại dự kiến hoàn tất trước cuối tháng 9.

 Gia đình bà Nguyễn Thị Lệ (xã Hiệp Phước) đang sửa lại nhà sau khi đã bàn giao hơn 70 m2 đất để thi công cầu Rạch Tôm. "Nhà tôi đồng ý mức đền bù hơn 3 tỷ đồng, giờ xây nhỏ lại chỉ rộng 40 m2. Mong cầu mới sớm hoàn thành để bà con đi lại thuận lợi hơn", bà Lệ cho biết.

Gia đình bà Nguyễn Thị Lệ (xã Hiệp Phước) đang sửa lại nhà sau khi đã bàn giao hơn 70 m2 đất để thi công cầu Rạch Tôm. "Nhà tôi đồng ý mức đền bù hơn 3 tỷ đồng, giờ xây nhỏ lại chỉ rộng 40 m2. Mong cầu mới sớm hoàn thành để bà con đi lại thuận lợi hơn", bà Lệ cho biết.

 Chủ đầu tư cho biết sẽ tổ chức thi công phù hợp với tiến độ mặt bằng để đảm bảo hoàn thành dự án đúng kế hoạch.

Chủ đầu tư cho biết sẽ tổ chức thi công phù hợp với tiến độ mặt bằng để đảm bảo hoàn thành dự án đúng kế hoạch.

 Cách đó khoảng 2 km, cầu Rạch Dơi là cây cầu cuối cùng còn lại trên tuyến đường Lê Văn Lương (TP.HCM) trước khi đi qua địa phận tỉnh Tây Ninh (Long An cũ), cũng đang trong tình trạng xuống cấp trầm trọng.

Cách đó khoảng 2 km, cầu Rạch Dơi là cây cầu cuối cùng còn lại trên tuyến đường Lê Văn Lương (TP.HCM) trước khi đi qua địa phận tỉnh Tây Ninh (Long An cũ), cũng đang trong tình trạng xuống cấp trầm trọng.

 Cầu dài khoảng 128 m, hiện đã cấm xe tải do không đảm bảo khả năng chịu lực. Mặc dù dự án xây mới cầu Rạch Dơi đã được HĐND TP.HCM thông qua từ năm 2016, đến nay vẫn chưa được triển khai.

Cầu dài khoảng 128 m, hiện đã cấm xe tải do không đảm bảo khả năng chịu lực. Mặc dù dự án xây mới cầu Rạch Dơi đã được HĐND TP.HCM thông qua từ năm 2016, đến nay vẫn chưa được triển khai.

 Theo Ban Giao thông TP.HCM, cầu Rạch Dơi dự kiến được khởi công vào năm 2026, thi công trong khoảng 18 tháng và hoàn thành cuối năm 2027.

Theo Ban Giao thông TP.HCM, cầu Rạch Dơi dự kiến được khởi công vào năm 2026, thi công trong khoảng 18 tháng và hoàn thành cuối năm 2027.

 Khi hoàn thành, toàn bộ 4 cây cầu yếu trên trục đường Lê Văn Lương gồm Rạch Đĩa, Long Kiểng (đã hoàn thành), Rạch Tôm (đang thi công) và Rạch Dơi (dự kiến khởi công năm 2026) sẽ được thay thế bằng cầu bê tông cốt thép kiên cố, góp phần cải thiện hạ tầng giao thông và tăng cường kết nối khu nam TP.HCM với tỉnh Tây Ninh.

Khi hoàn thành, toàn bộ 4 cây cầu yếu trên trục đường Lê Văn Lương gồm Rạch Đĩa, Long Kiểng (đã hoàn thành), Rạch Tôm (đang thi công) và Rạch Dơi (dự kiến khởi công năm 2026) sẽ được thay thế bằng cầu bê tông cốt thép kiên cố, góp phần cải thiện hạ tầng giao thông và tăng cường kết nối khu nam TP.HCM với tỉnh Tây Ninh.

Quỳnh Danh

Nguồn Znews: https://znews.vn/can-canh-2-cau-sat-hon-50-nam-tuoi-o-cua-ngo-tphcm-sap-duoc-xay-moi-post1568483.html
Zalo