Cả nước có hơn 620 chương trình giáo dục đạt tiêu chuẩn quốc tế

Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Huỳnh Văn Chương cho biết tính đến hết tháng 10/2024, cả nước có tổng 621 chương trình giáo dục được đánh giá theo tiêu chuẩn nước ngoài và 1.492 chương trình đánh giá theo tiêu chuẩn trong nước.

621 chương trình đánh giá theo tiêu chuẩn nước ngoài: Con số vượt trội

Văn hóa chất lượng ngày càng được hình thành và phát triển trong hệ thống giáo dục đại học của nước ta. Đặc biệt, trong 10 năm trở lại đây, vấn đề đánh giá và cải tiến chất lượng bên trong, kiểm định và xếp hạng các trường đại học từ bên ngoài ngày càng được các trường đại học quan tâm và chú trọng. Quyết định số 78/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chương trình "Phát triển hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đối với giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm giai đoạn 2022 - 2030".

Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng khung Đảm bảo chất lượng ASEAN, góp phần quan trọng thúc đẩy tự chủ giáo dục đại học, nâng cao chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm.

Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Huỳnh Văn Chương cho biết tính đến hết tháng 10/2024 có 621 chương trình đánh giá theo tiêu chuẩn nước ngoài - đây là con số khá vượt trội.

Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Huỳnh Văn Chương cho biết tính đến hết tháng 10/2024 có 621 chương trình đánh giá theo tiêu chuẩn nước ngoài - đây là con số khá vượt trội.

Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Huỳnh Văn Chương cho biết: Thực hiện Quyết định số 78/QĐ-TTg ngày 14/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ, tính đến 31/10/2024 đã có có 2.113 chương trình đào tạo được kiểm định, công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Trong đó có 1.492 chương trình đánh giá theo tiêu chuẩn trong nước; 621 chương trình đánh giá theo tiêu chuẩn nước ngoài - đây là con số khá vượt trội.

Trong đó, Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở dẫn đầu cả nước về số lượng chương trình đào tạo được kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn nước ngoài (kiểm định quốc tế). Cụ thể, trường có tổng số gần 60 /145 chương trình đào tạo (đại học và sau đại học) - chiếm 10,29% trong tổng số 544 chương trình đào tạo được kiểm định.

Đứng thứ hai là Đại học Bách khoa Hà Nội với 45/131 chương trình đào tạo (đại học và sau đại học) được kiểm định, chiếm 8,27%. Đứng thứ ba là Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng có 38/69 chương trình đào tạo (đại học và sau đại học) được kiểm định, chiếm 6,99%.

Các cơ sở giáo dục đại học còn lại nằm trong top 10 cơ sở có số lượng chương trình đào tạo được kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn nước ngoài nhiều nhất gồm: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Hoa Sen.

Con số 2.113 chương trình đào tạo được kiểm định, công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục trên tương đương với 100% cơ sở được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục chu kỳ 1, số được công nhận ở chu kỳ 2 khoảng 50%.

Cả nước có 17 tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

Tuy nhiên bên cạnh đó, một số cơ sở giáo dục đại học chưa kiểm định lần nào, là nhóm các trường đặc thù như nghệ thuật, văn hóa, hay một số trường mới mở, liên kết quốc tế…

Trong thời gian tới, Cục Quản lý chất lượng sẽ tăng cường hỗ trợ để các trường này được kiểm định, công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

 Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở dẫn đầu cả nước về số lượng chương trình đào tạo được kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn nước ngoài (kiểm định quốc tế)

Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở dẫn đầu cả nước về số lượng chương trình đào tạo được kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn nước ngoài (kiểm định quốc tế)

Về kiểm định viên, hiện cả nước đang có số lượng dao động từ 500 - 600 kiểm định viên. Đây là lực lượng tham gia đoàn đánh giá ngoài, hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

Để khuyến khích các cơ sở giáo dục tập trung vào hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong, đặc biệt là cải tiến chương trình đào tạo, sau đó mới tiến hành kiểm định chương trình, Cục trưởng cho biết: Năm 2025, Cục Quản lý chất lượng sẽ tham mưu lãnh đạo Bộ GD&ĐT tổ chức sơ kết giai đoạn 1 thực hiện Quyết định số 78/QĐ-TTg để có định hướng, giải pháp tiếp theo.

Bàn về vấn đề này, còn có các PGS.TS.Scott Danielson, chuyên gia của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học ABET (Mỹ) và ông Johnson Ong Chee Bin, chuyên gia của Mạng lưới đảm bảo chất lượng các cơ sở giáo dục đại học ASEAN (AUN-QA) đã chia sẻ kinh nghiệm đánh giá chuẩn đầu ra theo ABET, AUNQA.

Các chuyên gia trong nước như PGS.TS Lê Ngọc Quỳnh Lam, Giám đốc Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh; PGS.TS Lê Văn Thuyên, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh cũng chia sẻ kinh nghiệm vận hành tổ chức kiểm định và triển khai xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng cơ sở giáo dục đại học và bảo đảm chất lượng cấp chương trình đào tạo.

Cùng với đó, Trường Đại học Lạc Hồng chia sẻ một số kinh nghiệm thực tiễn của nhà trường trong công tác bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo để đáp ứng yêu cầu các bộ tiêu chuẩn trong nước và nước ngoài.

Vấn đề kiểm định chất lượng trong các cơ sở đại học ngày càng được chú trọng và có mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn: Giai đoạn từ năm 2022-2025 và Giai đoạn 2026-2030.

Cả nước hiện có 17 tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong nước và nước ngoài. Trong đó:

7 tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong nước, bao gồm: Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội; Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Đà Nẵng; Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục, Trường Đại học Vinh; Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trực thuộc Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam; Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục Sài Gòn; Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục Thăng Long.

10 tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam gồm FIBAA, AQAS, ASIIN, HCERES, QAA, AUN-QA, ACBSP, ABET, THE-ICE, ACQUIN.

Hưng Anh

Nguồn Đầu Tư: https://baodautu.vn/ca-nuoc-co-hon-620-chuong-trinh-giao-duc-dat-tieu-chuan-quoc-te-d231051.html
Zalo