Bốn ca tử vong, dịch cúm A nguy hiểm thế nào?

Sở Y tế tỉnh Bình Định vừa phát đi văn bản khẩn, thông báo tình hình 9 ca bệnh rải rác mắc cúm A/H1pdm, trong đó có 4 ca tử vong.

Đáng lo về tỷ lệ tử vong

Tỉnh Bình Định đã ghi nhận 842 trường hợp mắc các bệnh cúm tổng hợp, 22 trường hợp bị viêm phổi nặng nghi do nhiễm virus. Trong số này, 9 trường hợp được xác định dương tính với cúm A/H1pdm rải rác tại TP Quy Nhơn (4 ca), huyện Phù Mỹ (3 ca), thị xã An Nhơn (1 ca) và huyện Vĩnh Thạnh (1 ca) Trong đó, 4 ca đã tử vong (3 ca tại Phù Mỹ và 1 ca tại Vĩnh Thạnh).

Sở Y tế tỉnh Bình Định vừa phát đi văn bản khẩn, thông báo tình hình 9 ca bệnh rải rác mắc cúm A/H1pdm, trong đó có 4 ca tử vong.

Sở Y tế tỉnh Bình Định vừa phát đi văn bản khẩn, thông báo tình hình 9 ca bệnh rải rác mắc cúm A/H1pdm, trong đó có 4 ca tử vong.

Trước diễn biến trên, Sở Y tế Bình Định yêu cầu các bệnh viện, đơn vị và trung tâm y tế các địa phương cần chủ động khi phát hiện trường hợp nghi mắc hoặc đã xác định được cúm A/H1pdm thì áp dụng ngay các biện pháp cách ly y tế.

Qua đó, cần đánh giá nhanh tình trạng người bệnh để phân loại mức độ, trường hợp dấu hiệu nặng cần chuyển ngay điều trị hồi sức tích cực với điều trị căn nguyên và chuyển tuyến kịp thời, hạn chế tối đa tử vong.

Trường hợp bệnh mắc cúm A/H1pdm có biến chứng hoặc các yếu tố nguy cơ cần được xem xét, chỉ định sử dụng ngay thuốc kháng vi rút; xem xét điều trị dự phòng bằng thuốc kháng vi rút Oseltamivir (Tamiflu) cho những người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc cúm biến chứng. Các đơn vị chủ động đảm bảo cơ số thuốc kháng vi rút Oseltamivir (Tamiflu) hoặc Zanamivir phục vụ công tác khám, điều trị bệnh…

Trước đó, nói về dịch này, ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho hay, cúm A là trong những chủng virus cúm phổ biến, gây nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính.

Virus này có khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, đặc biệt qua các giọt dịch tiết từ mũi, miệng khi người bệnh ho hoặc hắt hơi hoặc tiếp xúc trực tiếp với các đồ vật bị nhiễm virus sau đó làm lây nhiễm qua đường mũi, họng.

Ngoài chủng virus cúm A/H1N1, các chủng virus cúm chủ yếu khác gây bệnh cúm mùa bao gồm A/H3N2, cúm B và cúm C.

Virus cúm A/H1N1 đã gây ra đại dịch toàn cầu vào năm 2009, hàng triệu người nhiễm. Mức độ nguy hiểm của cúm A/H1N1 không cao như cúm gia cầm A/H5N1 hoặc A/H7N9, song có thể gây viêm phổi nặng, suy hô hấp và tử vong, đặc biệt ở người có bệnh nền hoặc hệ miễn dịch yếu.

Tại Việt Nam, ca bệnh cúm A/H1N1 đầu tiên được ghi nhận vào tháng 5-2009. Từ đó, cúm A/H1N1 lưu hành trong cộng đồng, khả năng bùng phát thành các đợt dịch nhỏ lẻ.

Tổ chức Y tế Thế giới từng cảnh báo cúm A/H1N1 có thể gây tử vong ở những người có bệnh mạn tính hoặc hệ miễn dịch suy yếu. Mỗi năm, trên thế giới ghi nhận khoảng 250.000-500.000 trường hợp tử vong liên quan cúm, trong đó cúm A/H1N1 là một trong các tác nhân phổ biến.

Cũng theo các chuyên gia, mô hình bệnh truyền nhiễm thay đổi, không theo tính chất mùa. Với virus cúm năm nào cũng biến đổi thành một chủng mới do đó các nhà khoa học liên tục cập nhật và đưa vào nghiên cứu để sản xuất vắc-xin phòng bệnh.

Đây là lý do vì sao vắc-xin cúm thường có miễn dịch ngắn, chỉ hiệu quả trong khoảng 1 năm và người dân được khuyến cáo tiêm nhắc vắc-xin cúm sau 1 năm.

Bệnh cúm mùa thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển nặng với các triệu chứng như sốt cao, khó thở, phù phổi do suy tim, thậm chí có thể gây tử vong.

Do đó, những người trên 50 tuổi, suy giảm miễn dịch, mắc bệnh nền, bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh COPD, trẻ nhỏ… nên tiêm vắc-xin phòng bệnh hằng năm.

Bộ Y tế cho biết hiện đang là thời điểm giao mùa, thuận lợi cho các mầm bệnh đường hô hấp phát triển, nhất là bệnh cúm mùa.

Biện pháp phòng ngừa tốt nhất là tiêm phòng vắc-xin cúm hằng năm và tuân thủ các biện pháp vệ sinh cá nhân, tránh tiếp xúc gần với người bệnh. Khi có triệu chứng cúm, đặc biệt là sốt cao, đau nhức toàn thân, người dân nên đi khám sớm để được chẩn

Giảm tử vong bằng vắc-xin

Với hệ lụy như vậy, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để phòng tránh bệnh cúm. Chúng ta đều biết khi có người mắc cúm là cần cách ly, làm sạch môi trường, khẩu trang. Tuy nhiên, đó chưa phải là các biện pháp triệt để. Phòng bệnh bằng vắc-xin mới là biện pháp hữu hiệu, an toàn nhất.

Bác sỹ Nguyễn Tuấn Hải, hệ thống tiêm chủng Safpo/Potec cho hay, bệnh cúm mùa do vi rút cúm (thường là 4 chủng từ H1N1, H3N2 và 2 chủng nhóm B) gây ra và nó lan truyền trong cộng đồng với khả năng biến đổi kháng nguyên liên tục (chúng ta sẽ thường xuyên tiếp xúc với vi rút cúm mới) nhưng theo quy luật nhất định về di truyền. Vì mỗi năm, chủng vi rút cúm lưu hành khác nhau nên chúng ta cần tiêm nhắc vắc-xin cúm mùa hàng năm (1 lần trong năm).

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từ lâu thiết lập các trạm quan trắc vi rút cúm mùa trên khắp thế giới (có cả ở Việt Nam) để phân lập, xác đinh vi rút cúm mùa lưu hành ở các khu vực (các vùng địa lý, khí hậu, Bắc bán cầu và Nam bán cầu…).

Từ đó dự đoán, xác định chủng vi rút cúm sẽ xuất hiện vào mùa Đông Xuân khu vực Bắc bán cầu (từ tháng 10 đến hết tháng 4 năm sau) và vào mùa Đông xuân khu vực Nam bán cầu (từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm).

Từ việc xác lập được khả năng chủng vi rút cúm nào sẽ hoành hành ở đâu (Bắc và Nam bán cầu), WHO sẽ đưa ra các hướng dẫn về chủng vi rút cúm để sản xuất vắc-xin phòng cúm mùa cho các nhà sản xuất vắc-xin tuân theo và cung cấp cho thị trường theo thời gian tốt nhất (Bắc bán cầu là vào tầm tháng 8-9, còn Nam bán cầu là vào tháng 4-5 hàng năm).

Đó là lý do tại sao chúng ta sống ở Việt Nam lại cần tiêm vắc-xin cúm mùa mỗi năm 1 lần và vào thời điểm trước khi mùa bệnh cúm bắt đầu cũng như cần tiêm đúng vắc-xin theo mùa đã được khuyến cáo.

Do Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên mùa cúm ở miền Bắc và miền Nam có thể lệch nhau chút về thời gian nhưng vì chúng ta nằm trọn vẹn ở Bắc bán cầu và theo khuyến cáo của WHO, chúng ta nên tiêm đúng chủng loại vắc-xin Bắc bán cầu theo mùa, tức là bao trùm từ mùa Đông năm nay tới hết mùa Xuân năm sau.

Theo chuyên gia, bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh cúm, bệnh dễ gặp nhất ở những đối tượng có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện hoặc sức đề kháng yếu như trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chưa được tiêm vắc-xin cúm nên có nguy cơ nhiễm cúm rất cao.

Đối với những em bé sinh non (dưới 32 tuần tuổi) kèm theo những nguy cơ về sức khỏe có khả năng mắc cúm cao hơn và diễn biến nặng nề hơn.

Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện là đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm, trong đó có cúm mùa.

Với những trẻ mắc bệnh lý nền như suyễn, rối loạn chuyển hóa, bệnh tim bẩm sinh, bệnh gan, thận… thì nguy cơ mắc cúm và biến chứng đặc biệt cao, do đó trẻ em luôn là đối tượng được khuyến cáo tiêm vắc xin cúm đầy đủ và tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.

Người lớn >65 tuổi; những người có bệnh nền mãn tính như: tiểu đường, tim phổi, suy thận hoặc suy gan, suy giảm miễn dịch... là những đối tượng dễ mắc các biến chứng nặng khi mắc cúm.

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cũng là đối tượng cần đặc biệt chú ý, tránh mắc cúm bởi có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Theo đó, khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều sự thay đổi, nội tiết tố thay đổi, hệ miễn dịch yếu hơn khiến cho sức đề kháng của họ suy giảm.

Điều này khiến cơ thể bà bầu nhạy cảm hơn và dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh. Tương tự, trải qua quá trình sinh nở, người phụ nữ bị suy giảm sức khỏe thể chất cũng như sức đề kháng, tạo điều kiện cho virus cúm dễ dàng tấn công.

D.Ngân

Nguồn Đầu Tư: https://baodautu.vn/bon-ca-tu-vong-dich-cum-a-nguy-hiem-the-nao-d230905.html
Zalo