Biến những cuốn sách bị vứt bỏ thành tác phẩm nghệ thuật

Cắt giấy và minh họa thủ công là cách nghệ sĩ người Anh Isobelle Ouzman biến những cuốn sách bị vứt bỏ thành những tác phẩm không chỉ đẹp mắt mà còn hàm chứa nhiều thông điệp.

 Chuyện bắt đầu vào năm 2012 khi Isobelle Ouzman tình cờ tìm thấy một hộp đựng những cuốn sách ướt sũng trên một con phố ở Seattle. Từ những thử nghiệm đầu tiên, Ouzman dần xây dựng sự nghiệp biến những cuốn sách bị vứt bỏ thành cánh cổng dẫn đến thế giới kỳ diệu của mình.

Chuyện bắt đầu vào năm 2012 khi Isobelle Ouzman tình cờ tìm thấy một hộp đựng những cuốn sách ướt sũng trên một con phố ở Seattle. Từ những thử nghiệm đầu tiên, Ouzman dần xây dựng sự nghiệp biến những cuốn sách bị vứt bỏ thành cánh cổng dẫn đến thế giới kỳ diệu của mình.

 Bằng cách cắt tỉa tỉ mỉ và minh họa chi tiết, công việc sáng tạo của cô gần như là quá trình thiền định đòi hỏi nhiều kiên nhẫn.

Bằng cách cắt tỉa tỉ mỉ và minh họa chi tiết, công việc sáng tạo của cô gần như là quá trình thiền định đòi hỏi nhiều kiên nhẫn.

 Lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian và truyện cổ tích, những tác phẩm của Ouzman được ví như cánh cổng dẫn lối vào cuộc trốn chạy khỏi thực tế. Ouzman cho rằng nghệ thuật "giống như tấm gương phản ánh điều ta cảm nhận hoặc những cảm xúc ta cố gắng tránh né".

Lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian và truyện cổ tích, những tác phẩm của Ouzman được ví như cánh cổng dẫn lối vào cuộc trốn chạy khỏi thực tế. Ouzman cho rằng nghệ thuật "giống như tấm gương phản ánh điều ta cảm nhận hoặc những cảm xúc ta cố gắng tránh né".

Nghệ sĩ giàu tưởng tượng này tự nhận mình là một mọt sách. Cô rất thích thú cách những câu chuyện định hình nên cách ta nhìn nhận thế giới và bản thân.

Nghệ sĩ giàu tưởng tượng này tự nhận mình là một mọt sách. Cô rất thích thú cách những câu chuyện định hình nên cách ta nhìn nhận thế giới và bản thân.

 "Nghệ thuật với tay đến trái tim bạn, ôm ấp tâm hồn bạn và đôi khi xát muối vào những vết cắt dịu dàng nhất", Ouzman chia sẻ với My Modern Met.

"Nghệ thuật với tay đến trái tim bạn, ôm ấp tâm hồn bạn và đôi khi xát muối vào những vết cắt dịu dàng nhất", Ouzman chia sẻ với My Modern Met.

 Không ngạc nhiên khi Ouzman đặc biệt hứng thú với tâm lý học, từng khao khát trở thành nhà trị liệu nghệ thuật. Theo cách nào đó, cô chính là nhà trị liệu nghệ thuật, tạo dựng mối liên hệ giữa mình và khán giả vì cả hai đều tỉ mẩn chú tâm đến vai trò và sức mạnh của kể chuyện.

Không ngạc nhiên khi Ouzman đặc biệt hứng thú với tâm lý học, từng khao khát trở thành nhà trị liệu nghệ thuật. Theo cách nào đó, cô chính là nhà trị liệu nghệ thuật, tạo dựng mối liên hệ giữa mình và khán giả vì cả hai đều tỉ mẩn chú tâm đến vai trò và sức mạnh của kể chuyện.

 Tác phẩm của cô tượng trưng hoàn hảo cho thông điệp mượn những câu chuyện bên ngoài để điều hòa cuộc sống nội tâm: những cuốn sách kích thước nhỏ bé so với tranh tường hoặc nghệ thuật sắp đặt nhưng ẩn chứa vô số lớp nghĩa cần suy ngẫm.

Tác phẩm của cô tượng trưng hoàn hảo cho thông điệp mượn những câu chuyện bên ngoài để điều hòa cuộc sống nội tâm: những cuốn sách kích thước nhỏ bé so với tranh tường hoặc nghệ thuật sắp đặt nhưng ẩn chứa vô số lớp nghĩa cần suy ngẫm.

 Ouzman hy vọng tác phẩm của mình cũng sẽ khuyến khích mọi người sống chậm hơn, thận trọng hơn trong cuộc sống và thói quen tiêu dùng. Hầu hết sách Ouzman dùng trong công việc hiện nay đều là sách quyên góp. Biến những cuốn sách này thành nghệ thuật, cô đang cứu chúng khỏi số phận vùi mình ở bãi rác.

Ouzman hy vọng tác phẩm của mình cũng sẽ khuyến khích mọi người sống chậm hơn, thận trọng hơn trong cuộc sống và thói quen tiêu dùng. Hầu hết sách Ouzman dùng trong công việc hiện nay đều là sách quyên góp. Biến những cuốn sách này thành nghệ thuật, cô đang cứu chúng khỏi số phận vùi mình ở bãi rác.

Tâm Anh

Nguồn Znews: https://znews.vn/bien-nhung-cuon-sach-bi-vut-bo-thanh-tac-pham-nghe-thuat-post1484324.html
Zalo