Bảo đảm an toàn giao thông thời công nghệ số

Khoảng 5 năm trước đây, nếu ai đó nói về câu chuyện người tham gia giao thông bị phát hiện, xử lý vi phạm qua hệ thống camera, thì ý tưởng này bị coi là mơ mộng viển vông. Nhưng hiện tại, với công nghệ số, điều đó đã trở thành thực tế và ngày càng được đẩy mạnh thực hiện.

Cục Cảnh sát giao thông (Cục CSGT, Bộ Côngan) hiện đang vận hành thử nghiệm Trung tâm Thông tin chỉ huy (TTTTCH) đặt tạiHà Nội, kết nối nhiều trung tâm trên cả nước và camera giám sát trên tất cả tuyếnđường. TTTTCH hoạt động 24/24h, ngoài sự hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo (AI), mỗi cảnhsát trong ca trực sẽ đảm nhiệm một nhiệm vụ, như theo dõi, tổng hợp vi phạm, tiếpnhận và thông báo vi phạm cho chủ phương tiện, làm báo cáo tai nạn. Phần mềm AIhiện có thể phát hiện hơn 20 trong hơn 100 hành vi vi phạm có thể xử lý. Vơítrường hợp AI chưa thể phát hiện, cảnh sát sẽ trực tiếp theo dõi trên màn hìnhvà xử lý.

Ngoài theo dõi, phát hiện, xử lý vi phạm,TTTTCH còn có thể quản trị lực lượng CSGT trong quá trình tuần tra, kiểm soát.Dữ liệu các trang thiết bị nghiệp vụ của CSGT hoặc phương tiện có gắn thiết bịnhư máy đo nồng độ cồn, máy bắn tốc độ... đều được chuyển về TTTTCH. Từ hệ thốngphần mềm có thể biết được cán bộ, chiến sĩ (CBCS) nào đang làm nhiệm vụ ở đâu,từ đó TTTTCH có thể dễ dàng điều động nhân lực tới những địa điểm có tai nạn, sựcố, hoặc cần người trực tiếp điều tiết giao thông.

TTTTCH cũng quản lý được tất cả xe tuầntra của CSGT trên cả nước. Thông qua bản đồ số, CSGT có thể tra được có baonhiêu phương tiện tuần tra đang chạy, dừng đỗ, tra ra tổ nào, gồm bao nhiêu người,thiết bị công cụ nào và đang làm gì, theo chuyên đề nào... góp phần quản lýnhân lực một cách chính xác, hiệu quả, vừa hạn chế đến mức tối đa những tiêu cựccó thể xảy ra.

Chưa hết, từ các camera, TTTTCH có thểgiúp phát hiện các vụ gây rối, tụ tập đông người, nhận diện khuôn mặt đối tượngtruy nã. Sau khi cập nhật dữ liệu truy nã, khi đối tượng xuất hiện ở vị trí nàocó camera thì sẽ bị nhận diện, truy ra lai lịch. Thậm chí, từ việc nhận diệnkhuôn mặt, hệ thống có thể lập được lộ trình đối tượng, phương tiện sử dụng.

Trong tương lai gần, ngoài sử dụng camerado CSGT lắp, TTTTCH sẽ sử dụng camera của cá nhân, tổ chức và đưa về trung tâmđể tập hợp phân tích, đánh giá. Theo đánh giá của đại diện Cục CSGT, TTTTCHđóng vai trò vừa điều phối, vừa phân tích, vừa ghi nhận và xử lý hoàn toàn bằngtự động hóa, với phần mềm AI có thể nhận diện được rất nhiều hành vi vi phạm vêàn toàn giao thông (ATGT). Mục tiêu là làm việc hoàn toàn trên môi trường điệntử, công khai, minh bạch, hạn chế tiếp xúc trực tiếp, tránh việc phải đi lại,đơn giản hóa thủ tục.

Thực tế cho thấy, sau khi áp dụng phươngthức “phạt nguội”, tình trạng vi phạm trật tự, ATGT ở các tuyến đường có lắpthiết bị đã giảm đi rất nhiều, ý thức tuân thủ pháp luật giao thông của ngươìdân đã tăng cao. Về phía lực lượng chức năng, các CBCS CSGT cũng không còn phảidãi nắng dầm mưa nhiều như khi chưa có máy móc, công nghệ. Vì vậy, việc CSGT ápdụng công nghệ số được xã hội hoan nghênh, mong muốn được thực hiện đại trà hơnnữa trên các tuyến đường, vì mục tiêu cao nhất là bảo đảm ATGT, xử lý nghiêmminh những người vi phạm.

Đức Nghĩa

Nguồn Pháp Luật VN: https://baophapluat.vn/bao-dam-an-toan-giao-thong-thoi-cong-nghe-so.html
Zalo