Bánh gio - món ăn truyền thống của người Tày

Giữa đại ngàn xanh thẳm của vùng cao Đông Bắc, người Tày vẫn gìn giữ một món bánh giản dị nhưng đậm đà bản sắc – bánh gio. Bánh được làm từ gạo nếp thơm ngâm nước tro vỏ cây, gói trong lá chít và nấu bằng lửa nhỏ. Bánh gio mang hương vị thanh mát, mộc mạc, gắn liền với ký ức mỗi mùa Tết, ngày rằm. Giữa vòng xoay hiện đại, bánh gio vẫn giữ nguyên hương vị truyền thống như cách người Tày gìn giữ bản sắc dân tộc mình một cách tự nhiên, bền bỉ và đầy tự hào.

Gạo làm bánh gio là gạo nếp cái hoa vàng hạt tròn, mẩy được chọn kỹ để bánh dẻo thơm, đậm đà hương vị truyền thống.

Gạo làm bánh gio là gạo nếp cái hoa vàng hạt tròn, mẩy được chọn kỹ để bánh dẻo thơm, đậm đà hương vị truyền thống.

Nước gio là nguyên liệu không thể thiếu trong quy trình làm bánh gio, được lọc từ tro đốt vỏ các loại cây như bưởi, xoan, vừng… cho ra thứ nước trong có màu hổ phách đặc trưng.

Nước gio là nguyên liệu không thể thiếu trong quy trình làm bánh gio, được lọc từ tro đốt vỏ các loại cây như bưởi, xoan, vừng… cho ra thứ nước trong có màu hổ phách đặc trưng.

Nước gio sau khi lọc được đổ vào ngâm qua đêm với gạo nếp, sau đó vo sạch lại với nước, cho thêm một chút muối và để ráo nước

Nước gio sau khi lọc được đổ vào ngâm qua đêm với gạo nếp, sau đó vo sạch lại với nước, cho thêm một chút muối và để ráo nước

Để gói bánh thường cuốn một đầu lá thành hình phễu, múc một ít gạo nếp đổ vào. Sau đó tiếp tục gấp hết phần còn lại của lá chung quanh khối hình phễu thành một khối tam giác cho thật kín, dùng dây chuối hoặc dây lạt cột lại thành một hình chữ thập cho chắc chắn.

Để gói bánh thường cuốn một đầu lá thành hình phễu, múc một ít gạo nếp đổ vào. Sau đó tiếp tục gấp hết phần còn lại của lá chung quanh khối hình phễu thành một khối tam giác cho thật kín, dùng dây chuối hoặc dây lạt cột lại thành một hình chữ thập cho chắc chắn.

Lá gói bánh là lá chít tẻ màu xanh đậm, lá sau khi lấy về được cắt phần cuống và ngọn mang ngâm nước.

Lá gói bánh là lá chít tẻ màu xanh đậm, lá sau khi lấy về được cắt phần cuống và ngọn mang ngâm nước.

Bánh được đổ ngập nước, thêm chút nước gio vào nồi nước luộc để tạo hương vị đặc trưng và luộc từ 3 - 5 giờ rồi vớt bánh để nguội.

Bánh được đổ ngập nước, thêm chút nước gio vào nồi nước luộc để tạo hương vị đặc trưng và luộc từ 3 - 5 giờ rồi vớt bánh để nguội.

Bánh gio sau khi chín, những hạt gạo nếp dẻo quánh kết dính vào nhau tạo thành khối mịn chắc, bề mặt bánh trong nhẹ, ánh lên màu vàng óng đặc trưng.

Bánh gio sau khi chín, những hạt gạo nếp dẻo quánh kết dính vào nhau tạo thành khối mịn chắc, bề mặt bánh trong nhẹ, ánh lên màu vàng óng đặc trưng.

Bánh gio thường được ăn với đường hoặc mật mía. Vị bánh thanh mát, mềm dẻo quyện cùng mật thơm, tạo dư vị ngọt ngào thân thuộc.

Bánh gio thường được ăn với đường hoặc mật mía. Vị bánh thanh mát, mềm dẻo quyện cùng mật thơm, tạo dư vị ngọt ngào thân thuộc.

Phóng sự ảnh: Khánh Huyền

Nguồn Tuyên Quang: http://baotuyenquang.com.vn/multimedia/202507/banh-gio-mon-an-truyen-thong-cua-nguoi-tay-b206cf7/
Zalo