Bằng đại học ai cũng có – Sinh viên năm 2–3 nhất định phải biết điều này nếu không muốn thất nghiệp

Bạn đang là sinh viên năm 2 hoặc năm 3? Nghĩa là bạn chỉ còn khoảng ba học kỳ nữa để tạo ra sự khác biệt trước khi bước vào cuộc đua xin việc đầy cạnh tranh. Điều nhà tuyển dụng quan tâm hơn là: bạn giỏi gì, đã từng làm gì, có kinh nghiệm thực tế hay chỉ học để qua môn. Tin vui là: bạn vẫn còn thời gian – nhưng chỉ nếu bạn bắt đầu từ ngay bây giờ.

Trong thời đại mà AI có thể lập trình, dựng video hay viết nội dung trong vài giây, thì thứ khiến bạn nổi bật không phải là điểm GPA hay tên trường, mà là portfolio thật, chứng chỉ quốc tế, kỹ năng làm việc, cùng một tư duy làm nghề nghiêm túc. Không ai nhớ bạn đã học môn gì – nhưng họ sẽ nhớ nếu bạn có sản phẩm cụ thể, có nền tảng chuyên môn rõ ràng, có khả năng teamwork, xử lý deadline và tư duy phản biện sắc bén.

Bằng đại học giờ ai cũng có – Muốn ra trường có việc, bạn phải khác biệt

Tốt nghiệp đại học từng là đích đến. Giờ đây, nó chỉ là điểm xuất phát. Mỗi năm có hàng nghìn sinh viên ra trường với tấm bằng trong tay – nhưng chỉ số ít được chọn ngay. Vì bằng cấp bây giờ không còn là "lá chắn an toàn", mà chỉ là “vé vào cửa” đầu tiên.

Điều nhà tuyển dụng thực sự muốn thấy là: Bạn làm được gì với ngành mình học? Bạn có sản phẩm thực tế nào không? Bạn giỏi kỹ năng gì ngoài điểm số? Thực tế cho thấy, sinh viên có chuyên môn rõ ràng, biết teamwork, biết chạy deadline, có kỹ năng phản biện – luôn được ưu tiên hơn GPA cao mà… không có gì để show.

 Sinh viên Aptech hào hứng trao đổi về bài tập nhóm

Sinh viên Aptech hào hứng trao đổi về bài tập nhóm

Vậy nếu bạn đang là sinh viên, đừng chờ đến năm cuối mới cuống cuồng học thêm. Đây là thời điểm lý tưởng để bạn đầu tư vào những kỹ năng thực sự tạo khác biệt – như lập trình, công nghệ, kỹ năng số, kỹ năng thiết kế, v.v. Đặc biệt, các chứng chỉ quốc tế trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin (CNTT) đang trở thành “bảo bối nghề nghiệp” cho cả sinh viên chuyên và không chuyên. Dù bạn học kinh tế, ngoại ngữ hay truyền thông – nếu có thêm kiến thức công nghệ, bạn sẽ đi xa hơn rất nhiều.

Chứng chỉ quốc tế – Vũ khí để Gen Z bứt tốc trong thị trường việc làm

Không phải nhà tuyển dụng nào cũng hỏi “bằng đại học của bạn loại gì” – nhưng rất nhiều nơi sẽ “wow” nếu bạn đính kèm một chứng chỉ quốc tế trong CV. Điều họ cần là một bằng chứng cụ thể rằng bạn biết làm việc thật, biết tự học, và luôn sẵn sàng cập nhật kiến thức mới. Đặc biệt trong các ngành đang phát triển mạnh như công nghệ, marketing, truyền thông hay kinh doanh, sở hữu chứng chỉ đồng nghĩa với việc bạn có lợi thế thực sự khi ứng tuyển vào các công ty lớn hoặc làm việc trong môi trường quốc tế.

Những chứng chỉ được đánh giá cao hiện nay gồm: Lĩnh vực Công nghệ thông tin (Lập trình viên quốc tế Aptech, AWS, Microsoft, Google Cloud…); Lĩnh vực Marketing – truyền thông (Google Ads, Meta Blueprint, Hubspot…); Lĩnh vực Ngoại ngữ – kỹ năng số (chứng chỉ IELTS, TOEIC, MOS, IC3…)

Nói về xu hướng này, Nguyễn Hải Dương – sinh viên năm 3 ngành Truyền thông đa phương tiện Trường Đại học Cần Thơ – đang theo học song song chương trình Lập trình viên quốc tế tại Aptech (CUSC) chia sẻ: “Mình chọn học song bằng vì không muốn ra trường rồi mới bắt đầu lại từ số 0. Chương trình Lập trình viên quốc tế tại Aptech (CUSC) giúp mình có thêm kỹ năng thực chiến và chứng chỉ uy tín để làm việc trong ngành công nghệ – kể cả khi chuyên ngành chính của mình là Truyền thông.”

Học kỳ mới – Mục tiêu mới: Học ngay chứng chỉ CNTT để có việc làm ngay

Bạn có thể chưa biết sinh viên tại các trường đại học lớn đang chủ động học thêm chứng chỉ công nghệ thông tin ngay từ năm 2 – kể cả những người không học chuyên ngành IT. Đây không phải trào lưu nhất thời, mà là xu hướng thật từt thị trường tuyển dụng đang khát nhân lực biết code, hiểu công nghệ và linh hoạt kỹ năng.

Trong thời đại mọi công việc đều chạm tới công nghệ, biết lập trình trở thành vũ khí mạnh để sinh viên marketing, kinh doanh, truyền thông hay ngoại ngữ… tạo ra lợi thế cạnh tranh rõ rệt. Một chứng chỉ CNTT không chỉ mở khóa nhiều công việc hấp dẫn – từ freelancer part-time đến vị trí chính thức – mà còn thể hiện bạn là người chủ động học hỏi và dám thích nghi.

 Ông Kallol Mukherjee đại diện Aptech nhận cúp và chứng nhận Sao Khuê 2025.

Ông Kallol Mukherjee đại diện Aptech nhận cúp và chứng nhận Sao Khuê 2025.

Với gần 40 đào tạo CNTT, các chương trình đào tạo lập trình viên quốc tế tại Aptech được thiết kế dành riêng cho: Sinh viên muốn học song bằng mà không bị quá tải lịch học; Người đang học ngành khác nhưng muốn chuyển hướng sang công nghệ; Những ai cần có kỹ năng đi làm sớm mà không cần học lại 4 năm đại học. Nói về vấn đề này, ông Kallol Mukherjee, Phó Chủ tịch Tập đoàn Aptech Global cho biết: “Trong một thế giới mà công nghệ thay đổi theo từng tháng, chứng chỉ CNTT quốc tế không chỉ là minh chứng cho kiến thức chuyên môn, mà còn thể hiện khả năng thích nghi và sẵn sàng làm việc ngay. Tại Aptech, chúng tôi cam kết đào tạo ra những lập trình viên toàn cầu – không chỉ biết code, mà còn hiểu cách làm việc thực tế”.

Tìm hiểu thêm tại: aptechvietnam.net

Nguồn SVVN: https://svvn.tienphong.vn/bang-dai-hoc-ai-cung-co-sinh-vien-nam-23-nhat-dinh-phai-biet-dieu-nay-neu-khong-muon-that-nghiep-post1763691.tpo
Zalo