Ảnh ấn tượng: Mỹ 'đòi tiền' châu Âu để gửi vũ khí cho Ukraine, Trung Quốc-Iran ủng hộ lẫn nhau, một Bộ Ngoại giao sa thải hàng loạt

Thủ tướng Australia Anthony Albanese công du Trung Quốc, Tổng thống Ukraine kêu gọi cam kết đầu tư từ doanh nghiệp ở châu Âu, Mỹ đưa ra tối hậu thư với Moscow... là những ảnh ấn tượng trong tuần qua.

 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình tiếp Thủ tướng Australia Anthony Albanese tại Bắc Kinh, ngày 15/7. Chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 12-18/7 của ông Albanese diễn ra đúng dịp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện bước sang năm thứ 11, với tín hiệu tích cực từ việc Bắc Kinh dỡ bỏ rào cản thương mại cuối cùng đối với Canberra. Australia cũng ưu tiên giữ ổn định kinh tế trước ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại Thái Bình Dương, đồng thời củng cố quốc phòng qua cuộc tập trận Talisman Sabre lớn chưa từng có. Chuyến thăm cho thấy chiến lược ngoại giao thực dụng cao và sự linh hoạt chính sách nhằm tối ưu hóa lợi ích quốc gia giữa những áp lực địa chính trị đa chiều của Australia. (Nguồn: Tân Hoa xã)

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình tiếp Thủ tướng Australia Anthony Albanese tại Bắc Kinh, ngày 15/7. Chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 12-18/7 của ông Albanese diễn ra đúng dịp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện bước sang năm thứ 11, với tín hiệu tích cực từ việc Bắc Kinh dỡ bỏ rào cản thương mại cuối cùng đối với Canberra. Australia cũng ưu tiên giữ ổn định kinh tế trước ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại Thái Bình Dương, đồng thời củng cố quốc phòng qua cuộc tập trận Talisman Sabre lớn chưa từng có. Chuyến thăm cho thấy chiến lược ngoại giao thực dụng cao và sự linh hoạt chính sách nhằm tối ưu hóa lợi ích quốc gia giữa những áp lực địa chính trị đa chiều của Australia. (Nguồn: Tân Hoa xã)

Tổng thống Mỹ Donald Trump có mặt tại trận chung kết FIFA Club World Cup diễn ra ở East Rutherford, bang New Jersey vào ngày 13/7. Sau trận đấu, ông chủ Nhà Trắng đã trao huy chương cho các cầu thủ và đích thân trao cúp vô địch cho đội trưởng Chelsea, Reece James. Sự xuất hiện của ông Trump tại một sự kiện thể thao quốc tế lớn thu hút nhiều chú ý, trong bối cảnh Nhà Trắng đang thúc đẩy các hoạt động đối ngoại mềm và tăng cường hình ảnh công chúng. (Nguồn: Getty)

Tổng thống Mỹ Donald Trump có mặt tại trận chung kết FIFA Club World Cup diễn ra ở East Rutherford, bang New Jersey vào ngày 13/7. Sau trận đấu, ông chủ Nhà Trắng đã trao huy chương cho các cầu thủ và đích thân trao cúp vô địch cho đội trưởng Chelsea, Reece James. Sự xuất hiện của ông Trump tại một sự kiện thể thao quốc tế lớn thu hút nhiều chú ý, trong bối cảnh Nhà Trắng đang thúc đẩy các hoạt động đối ngoại mềm và tăng cường hình ảnh công chúng. (Nguồn: Getty)

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp Tổng Thư ký NATO Mark Rutte tại Phòng Bầu dục, Nhà Trắng vào ngày 14/7. Trong cuộc gặp, ông Trump tuyên bố sẽ gửi thêm nhiều loại vũ khí giúp Ukraine với điều kiện các đồng minh châu Âu trả tiền trước cho Mỹ. Đồng thời, ông cũng đặt ra tối hậu thư với Moscow, trong đó nêu rõ nếu không có thỏa thuận ngừng bắn cho xung đột Ukraine trong vòng 50 ngày, Washington sẽ áp thuế 100% với các đối tác mua dầu khí của Nga. Doanh thu từ dầu khí vốn là nguồn thu quan trọng với Nga giữa lúc nước này chịu nhiều lệnh trừng phạt từ phương Tây vì xung đột Ukraine. (Nguồn: NATO)

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp Tổng Thư ký NATO Mark Rutte tại Phòng Bầu dục, Nhà Trắng vào ngày 14/7. Trong cuộc gặp, ông Trump tuyên bố sẽ gửi thêm nhiều loại vũ khí giúp Ukraine với điều kiện các đồng minh châu Âu trả tiền trước cho Mỹ. Đồng thời, ông cũng đặt ra tối hậu thư với Moscow, trong đó nêu rõ nếu không có thỏa thuận ngừng bắn cho xung đột Ukraine trong vòng 50 ngày, Washington sẽ áp thuế 100% với các đối tác mua dầu khí của Nga. Doanh thu từ dầu khí vốn là nguồn thu quan trọng với Nga giữa lúc nước này chịu nhiều lệnh trừng phạt từ phương Tây vì xung đột Ukraine. (Nguồn: NATO)

 Các nhà lãnh đạo châu Phi tham dự Hội nghị thượng đỉnh Điều phối giữa năm lần thứ bảy của Liên minh châu Phi (AU), nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế, đảm bảo an ninh và ứng phó khủng hoảng. Tại đây, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi đã đề xuất thành lập Quỹ phát triển NEPAD và khai trương Trung tâm khí hậu tại Cairo, thể hiện quyết tâm phát huy nội lực, hướng tới một châu Phi đoàn kết và bền vững. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh nhiều quốc gia trong khu vực đang chịu sức ép kép từ bất ổn chính trị và biến đổi khí hậu. (Nguồn: Kesseben TV)

Các nhà lãnh đạo châu Phi tham dự Hội nghị thượng đỉnh Điều phối giữa năm lần thứ bảy của Liên minh châu Phi (AU), nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế, đảm bảo an ninh và ứng phó khủng hoảng. Tại đây, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi đã đề xuất thành lập Quỹ phát triển NEPAD và khai trương Trung tâm khí hậu tại Cairo, thể hiện quyết tâm phát huy nội lực, hướng tới một châu Phi đoàn kết và bền vững. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh nhiều quốc gia trong khu vực đang chịu sức ép kép từ bất ổn chính trị và biến đổi khí hậu. (Nguồn: Kesseben TV)

 Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (phải) bắt tay người đồng cấp Iran Seyed Abbas Araghchi trong cuộc gặp tại Thiên Tân, ngày 16/7. Cuộc hội đàm diễn ra bên lề Hội nghị Ngoại trưởng Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO). Hai bên đã trao đổi về tình hình khu vực và quốc tế, đồng thời tái khẳng định cam kết thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Ông Araghchi cảm ơn Trung Quốc vì đã kiên quyết phản đối các hành vi gây hấn của Mỹ và Israel, trong khi Bắc Kinh tái khẳng định ủng hộ Tehran trong việc bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia và các lợi ích chính đáng trên trường quốc tế. (Nguồn: Bộ Ngoại giao Trung Quốc)

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (phải) bắt tay người đồng cấp Iran Seyed Abbas Araghchi trong cuộc gặp tại Thiên Tân, ngày 16/7. Cuộc hội đàm diễn ra bên lề Hội nghị Ngoại trưởng Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO). Hai bên đã trao đổi về tình hình khu vực và quốc tế, đồng thời tái khẳng định cam kết thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Ông Araghchi cảm ơn Trung Quốc vì đã kiên quyết phản đối các hành vi gây hấn của Mỹ và Israel, trong khi Bắc Kinh tái khẳng định ủng hộ Tehran trong việc bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia và các lợi ích chính đáng trên trường quốc tế. (Nguồn: Bộ Ngoại giao Trung Quốc)

 Từ trái sang phải: Thứ trưởng Ngoại giao Christopher Landau (Mỹ), Takehiro Funakoshi (Nhật Bản) và Park Yoon-joo (Hàn Quốc) chụp ảnh chung trước cuộc hội đàm ba bên tại Tokyo vào ngày 18/7. Đây là cuộc gặp đầu tiên kể từ khi chính phủ của Tổng thống Lee Jae Myung và chính quyền Tổng thống Donald Trump nhiệm kỳ 2 được thành lập. Tại đây, ba nước đã tái khẳng định cam kết mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực an ninh, kinh tế và công nghệ, nhấn mạnh tầm quan trọng của liên kết ba bên trước các thách thức từ Triều Tiên và tình hình tại Ukraine. Cuộc gặp lần này nối tiếp đối thoại ba bên giữa ông Park Yoon-joo, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio và Ngoại trưởng Nhật Bản Takeshi Iwaya bên lề các Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 58 (AMM-58) tại Malaysia tuần trước. (Nguồn: Yonhap)

Từ trái sang phải: Thứ trưởng Ngoại giao Christopher Landau (Mỹ), Takehiro Funakoshi (Nhật Bản) và Park Yoon-joo (Hàn Quốc) chụp ảnh chung trước cuộc hội đàm ba bên tại Tokyo vào ngày 18/7. Đây là cuộc gặp đầu tiên kể từ khi chính phủ của Tổng thống Lee Jae Myung và chính quyền Tổng thống Donald Trump nhiệm kỳ 2 được thành lập. Tại đây, ba nước đã tái khẳng định cam kết mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực an ninh, kinh tế và công nghệ, nhấn mạnh tầm quan trọng của liên kết ba bên trước các thách thức từ Triều Tiên và tình hình tại Ukraine. Cuộc gặp lần này nối tiếp đối thoại ba bên giữa ông Park Yoon-joo, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio và Ngoại trưởng Nhật Bản Takeshi Iwaya bên lề các Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 58 (AMM-58) tại Malaysia tuần trước. (Nguồn: Yonhap)

Một thành viên của lực lượng Phòng vệ dân sự Syria làm nhiệm vụ cứu hộ sau cuộc không kích của Israel tại thủ đô Damascus, ngày 16/7. Tel Aviv đã liên tục tiến hành các đợt tấn công nhằm vào Syria kể từ khi chính quyền cựu Tổng thống al-Assad sụp đổ hồi tháng 12/2024. Căng thẳng càng leo thang trong tuần qua khi Israel tuyên bố triển khai hành động quân sự nhằm bảo vệ cộng đồng người Druze, một nhóm thiểu số Arab đang trở thành tâm điểm trong các cuộc đụng độ sắc tộc với lực lượng chính phủ Syria. Theo Đài truyền hình Kan của Israel, khoảng 2.000 người Druze tại nước này đã ký đơn tình nguyện tham gia chiến đấu và hỗ trợ "những người anh em" ở miền Nam Syria. (Nguồn: Getty)

Một thành viên của lực lượng Phòng vệ dân sự Syria làm nhiệm vụ cứu hộ sau cuộc không kích của Israel tại thủ đô Damascus, ngày 16/7. Tel Aviv đã liên tục tiến hành các đợt tấn công nhằm vào Syria kể từ khi chính quyền cựu Tổng thống al-Assad sụp đổ hồi tháng 12/2024. Căng thẳng càng leo thang trong tuần qua khi Israel tuyên bố triển khai hành động quân sự nhằm bảo vệ cộng đồng người Druze, một nhóm thiểu số Arab đang trở thành tâm điểm trong các cuộc đụng độ sắc tộc với lực lượng chính phủ Syria. Theo Đài truyền hình Kan của Israel, khoảng 2.000 người Druze tại nước này đã ký đơn tình nguyện tham gia chiến đấu và hỗ trợ "những người anh em" ở miền Nam Syria. (Nguồn: Getty)

Người dân Palestine đang than khóc bên thi thể người thân thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel tại bệnh viện al-Ahli ở thành phố Gaza. Cơ quan phòng vệ dân sự Gaza cho biết, các cuộc không kích của Israel hôm 13/7 vừa qua đã khiến hơn 40 người Palestine thiệt mạng, trong đó có các nạn nhân tại một khu chợ và điểm phân phối nước, trong bối cảnh các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa Israel và Hamas rơi vào bế tắc. Trước đó, ngày 18/5, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã phát động Chiến dịch “Gideon’s Chariots” (Cỗ xe ngựa của Gideon) ở các khu vực phía Bắc và phía Nam Dải Gaza, với mục tiêu đánh bại hoàn toàn Hamas và giải cứu các con tin Israel còn bị giam giữ. (Nguồn: Getty)

Người dân Palestine đang than khóc bên thi thể người thân thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel tại bệnh viện al-Ahli ở thành phố Gaza. Cơ quan phòng vệ dân sự Gaza cho biết, các cuộc không kích của Israel hôm 13/7 vừa qua đã khiến hơn 40 người Palestine thiệt mạng, trong đó có các nạn nhân tại một khu chợ và điểm phân phối nước, trong bối cảnh các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa Israel và Hamas rơi vào bế tắc. Trước đó, ngày 18/5, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã phát động Chiến dịch “Gideon’s Chariots” (Cỗ xe ngựa của Gideon) ở các khu vực phía Bắc và phía Nam Dải Gaza, với mục tiêu đánh bại hoàn toàn Hamas và giải cứu các con tin Israel còn bị giam giữ. (Nguồn: Getty)

Một binh sĩ thuộc Lữ đoàn Spartan của Ukraine tham gia bài huấn luyện kết hợp giữa rèn luyện tinh thần và kỹ năng chiến đấu tại vùng Dnipropetrovsk. Buổi diễn tập diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông đã đạt được thỏa thuận với các đồng minh NATO nhằm tăng cường viện trợ vũ khí quy mô lớn cho Kiev, bao gồm cả tên lửa Patriot. Nhà lãnh đạo Mỹ cũng cảnh báo, Nga sẽ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt nghiêm khắc nếu không đạt được thỏa thuận hòa bình trong vòng 50 ngày. (Nguồn: Getty)

Một binh sĩ thuộc Lữ đoàn Spartan của Ukraine tham gia bài huấn luyện kết hợp giữa rèn luyện tinh thần và kỹ năng chiến đấu tại vùng Dnipropetrovsk. Buổi diễn tập diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông đã đạt được thỏa thuận với các đồng minh NATO nhằm tăng cường viện trợ vũ khí quy mô lớn cho Kiev, bao gồm cả tên lửa Patriot. Nhà lãnh đạo Mỹ cũng cảnh báo, Nga sẽ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt nghiêm khắc nếu không đạt được thỏa thuận hòa bình trong vòng 50 ngày. (Nguồn: Getty)

Các binh sĩ Bangladesh tuần tra trên xe bọc thép tại thành phố Gopalganj, sau khi những người ủng hộ đảng cầm quyền Awami League đụng độ với lực lượng an ninh nhằm ngăn chặn một cuộc mít tinh do đảng Jatiya Nagorik tổ chức. Ít nhất 4 người đã thiệt mạng sau cuộc đụng độ. Vụ việc phản ánh căng thẳng chính trị gia tăng tại quê hương của cựu Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina, trong bối cảnh các đảng đối lập đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng trước thềm các cuộc bầu cử tại địa phương. Ngoài ra, Gopalganj cũng là một quận nhạy cảm về chính trị vì có lăng mộ của cha bà Hasina. (Nguồn: Getty)

Các binh sĩ Bangladesh tuần tra trên xe bọc thép tại thành phố Gopalganj, sau khi những người ủng hộ đảng cầm quyền Awami League đụng độ với lực lượng an ninh nhằm ngăn chặn một cuộc mít tinh do đảng Jatiya Nagorik tổ chức. Ít nhất 4 người đã thiệt mạng sau cuộc đụng độ. Vụ việc phản ánh căng thẳng chính trị gia tăng tại quê hương của cựu Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina, trong bối cảnh các đảng đối lập đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng trước thềm các cuộc bầu cử tại địa phương. Ngoài ra, Gopalganj cũng là một quận nhạy cảm về chính trị vì có lăng mộ của cha bà Hasina. (Nguồn: Getty)

Người di cư chờ lên xuồng bơm hơi tại một bãi biển ở Gravelines, miền Bắc nước Pháp, để vượt eo biển Manche sang Anh. Thỏa thuận tái tiếp nhận người di cư do Thủ tướng Anh Keir Starmer đề xuất đang gây tranh cãi, các tổ chức từ thiện yêu cầu làm rõ tiêu chí trục xuất trong khi EU cho biết vẫn đang xem xét thỏa thuận. Theo Văn phòng Thủ tướng Anh, thỏa thuận cho phép mỗi tuần đưa khoảng 50 người di cư trở lại Pháp và tiếp nhận cùng số người qua lộ trình hợp pháp công bố vào tuần trước là hoàn toàn hợp pháp và khả thi. (Nguồn: EPA)

Người di cư chờ lên xuồng bơm hơi tại một bãi biển ở Gravelines, miền Bắc nước Pháp, để vượt eo biển Manche sang Anh. Thỏa thuận tái tiếp nhận người di cư do Thủ tướng Anh Keir Starmer đề xuất đang gây tranh cãi, các tổ chức từ thiện yêu cầu làm rõ tiêu chí trục xuất trong khi EU cho biết vẫn đang xem xét thỏa thuận. Theo Văn phòng Thủ tướng Anh, thỏa thuận cho phép mỗi tuần đưa khoảng 50 người di cư trở lại Pháp và tiếp nhận cùng số người qua lộ trình hợp pháp công bố vào tuần trước là hoàn toàn hợp pháp và khả thi. (Nguồn: EPA)

Ông James Bell ôm một trong hai chú chó của mình tại khách sạn ở Georgetown, bang Texas, ngày 10/7. Ông cùng vợ, ba con và hai thú cưng đang tá túc tại đây sau khi mất toàn bộ nhà cửa và tài sản trong trận lũ lịch sử tàn phá khu vực trung tâm Texas. Gương mặt mệt mỏi nhưng đầy yêu thương của ông Bell cũng chính là nỗ lực hòng níu giữ sự bình yên hiếm hoi giữa biến cố. (Nguồn: Austin American-Statesman)

Ông James Bell ôm một trong hai chú chó của mình tại khách sạn ở Georgetown, bang Texas, ngày 10/7. Ông cùng vợ, ba con và hai thú cưng đang tá túc tại đây sau khi mất toàn bộ nhà cửa và tài sản trong trận lũ lịch sử tàn phá khu vực trung tâm Texas. Gương mặt mệt mỏi nhưng đầy yêu thương của ông Bell cũng chính là nỗ lực hòng níu giữ sự bình yên hiếm hoi giữa biến cố. (Nguồn: Austin American-Statesman)

Những người bị sa thải bật khóc rời khỏi trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington, DC. Bộ Ngoại giao nước này ngày 11/7 đã bắt đầu sa thải hơn 1.300 nhân sự trong đợt cải tổ sâu rộng nhằm tinh gọn bộ máy chính quyền liên bang theo định hướng của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Những người bị cho thôi việc từng phụ trách các lĩnh vực như: Chống chủ nghĩa cực đoan bạo lực, hỗ trợ người Afghanistan rời bỏ đất nước sau khi Taliban lên nắm quyền, các chương trình trao đổi giáo dục, quyền phụ nữ, người tị nạn và biến đổi khí hậu. (Nguồn: The New York Times)

Những người bị sa thải bật khóc rời khỏi trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington, DC. Bộ Ngoại giao nước này ngày 11/7 đã bắt đầu sa thải hơn 1.300 nhân sự trong đợt cải tổ sâu rộng nhằm tinh gọn bộ máy chính quyền liên bang theo định hướng của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Những người bị cho thôi việc từng phụ trách các lĩnh vực như: Chống chủ nghĩa cực đoan bạo lực, hỗ trợ người Afghanistan rời bỏ đất nước sau khi Taliban lên nắm quyền, các chương trình trao đổi giáo dục, quyền phụ nữ, người tị nạn và biến đổi khí hậu. (Nguồn: The New York Times)

Lính cứu hỏa túc trực tại một cánh đồng bị cháy ở Marlbrook, sau khi các hộ dân được sơ tán do vụ hỏa hoạn xảy ra vào tối 12/7 vừa qua. Ba đợt nắng nóng liên tiếp cùng với tình trạng thiếu mưa đang đẩy nhiều khu vực rộng lớn của nước Anh tới ngưỡng hạn hán. Cũng trong tháng này, cháy rừng nghiêm trọng đã khiến hai công viên quốc gia ở miền Tây nước Mỹ phải đóng cửa khẩn, hàng trăm người sơ tán, nguy cơ đám cháy lan rộng khi thời tiết tiếp tục khô nóng và gió mạnh kéo dài.(Nguồn: PA)

Lính cứu hỏa túc trực tại một cánh đồng bị cháy ở Marlbrook, sau khi các hộ dân được sơ tán do vụ hỏa hoạn xảy ra vào tối 12/7 vừa qua. Ba đợt nắng nóng liên tiếp cùng với tình trạng thiếu mưa đang đẩy nhiều khu vực rộng lớn của nước Anh tới ngưỡng hạn hán. Cũng trong tháng này, cháy rừng nghiêm trọng đã khiến hai công viên quốc gia ở miền Tây nước Mỹ phải đóng cửa khẩn, hàng trăm người sơ tán, nguy cơ đám cháy lan rộng khi thời tiết tiếp tục khô nóng và gió mạnh kéo dài.(Nguồn: PA)

Một con cò xanh nhỏ cố nuốt chú rùa con mà nó bắt được tại công viên Lake Eola ở Orlando, ngày 14/7. (Nguồn: NurPhoto)

Một con cò xanh nhỏ cố nuốt chú rùa con mà nó bắt được tại công viên Lake Eola ở Orlando, ngày 14/7. (Nguồn: NurPhoto)

(tổng hợp)

Diệu Linh - Ngọc Anh

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/anh-an-tuong-my-doi-tien-chau-au-de-gui-vu-khi-cho-ukraine-trung-quoc-iran-ung-ho-lan-nhau-mot-bo-ngoai-giao-sa-thai-hang-loat-321817.html
Zalo