Ảnh 360 độ: Đài quan sát hình bát giác trên đập dâng sông Tô Lịch

Sau hơn 4 tháng thi công, đập dâng giữ nước dần hình thành trên sông Tô Lịch (Hà Nội). Điểm đáng chú ý của công trình này chính là đài quan sát với kiến trúc lạ mắt, thu hút sự quan tâm của dư luận.

Để phục vụ dự án lấy nước sông Hồng vào sông Tô Lịch, UBND TP Hà Nội phê duyệt dự án xây dựng 3 đập dâng để để giữ nước trên sông Tô Lịch.

Để phục vụ dự án lấy nước sông Hồng vào sông Tô Lịch, UBND TP Hà Nội phê duyệt dự án xây dựng 3 đập dâng để để giữ nước trên sông Tô Lịch.

Đập dâng đầu tiên được xây dựng gần Cầu Quang (phường Thanh Liệt, Hà Nội).

Đập dâng đầu tiên được xây dựng gần Cầu Quang (phường Thanh Liệt, Hà Nội).

Điểm nhấn về kiến trúc của đập dâng này chính là đài quan sát có kiến trúc hình bát giác sơn màu vàng, nổi bật giữa đập.

Điểm nhấn về kiến trúc của đập dâng này chính là đài quan sát có kiến trúc hình bát giác sơn màu vàng, nổi bật giữa đập.

Đài có 8 cột bằng bê tông, mái tôn giả ngói, phần hoa văn sơn vàng, phục vụ người dân ngắm cảnh quan hai bên bờ sông.

Đài có 8 cột bằng bê tông, mái tôn giả ngói, phần hoa văn sơn vàng, phục vụ người dân ngắm cảnh quan hai bên bờ sông.

Ý tưởng thiết kế này đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều của người dân địa phương và dư luận xã hội.

Ý tưởng thiết kế này đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều của người dân địa phương và dư luận xã hội.

Một số ý kiến cho rằng, đây là kiến trúc "kỳ lạ" và chưa hợp với bối cảnh ô nhiễm nhiều năm qua của sông Tô Lịch.

Một số ý kiến cho rằng, đây là kiến trúc "kỳ lạ" và chưa hợp với bối cảnh ô nhiễm nhiều năm qua của sông Tô Lịch.

Một số ý kiến khác cho rằng, kiến trúc này chưa phù hợp với văn hóa của Việt Nam.

Một số ý kiến khác cho rằng, kiến trúc này chưa phù hợp với văn hóa của Việt Nam.

Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến đồng tình và ủng hộ sự sáng tạo này.

Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến đồng tình và ủng hộ sự sáng tạo này.

Đập dâng gồm 2 lớp đập giữ nước kèm đài quan sát đã cơ bản hoàn thiện.

Đập dâng gồm 2 lớp đập giữ nước kèm đài quan sát đã cơ bản hoàn thiện.

Tường thép được dựng bao quanh đập nhằm ngăn nước tràn vào công trường và dành khoảng 2 mét lòng sông cho nước lưu thoát.

Tường thép được dựng bao quanh đập nhằm ngăn nước tràn vào công trường và dành khoảng 2 mét lòng sông cho nước lưu thoát.

Đập dâng hoạt động như một "van điều tiết" nước, giúp giữ nước và điều chỉnh mực nước sông.

Đập dâng hoạt động như một "van điều tiết" nước, giúp giữ nước và điều chỉnh mực nước sông.

Đặc biệt là vào mùa Đông và Xuân, khi lượng nước sông Tô Lịch giảm, đập dâng sẽ giữ lại một phần nước, duy trì mực nước trên sông để đảm bảo không bị cạn kiệt.

Đặc biệt là vào mùa Đông và Xuân, khi lượng nước sông Tô Lịch giảm, đập dâng sẽ giữ lại một phần nước, duy trì mực nước trên sông để đảm bảo không bị cạn kiệt.

Đập dâng được kỳ vọng giúp cải thiện chất lượng nước trên sông Tô Lịch, giảm thiểu ô nhiễm.

Đập dâng được kỳ vọng giúp cải thiện chất lượng nước trên sông Tô Lịch, giảm thiểu ô nhiễm.

Dự kiến công trình sẽ hoàn thành vào Quý III/2025 để chuẩn bị cho việc bổ cập nước từ sông Hồng.

Dự kiến công trình sẽ hoàn thành vào Quý III/2025 để chuẩn bị cho việc bổ cập nước từ sông Hồng.

Trung Nguyên/Báo Tin tức và Dân tộc

Nguồn Tin Tức TTXVN: https://baotintuc.vn/anh-360/anh-360-do-dai-quan-sat-hinh-bat-giac-tren-dap-dang-song-to-lich-20250703132659222.htm
Zalo